(3) Làm sao để trẻ không bị nản chí trong giai đoạn có

Một phần của tài liệu day_con_kieu_nhat1395384614 (Trang 54 - 56)

II. PH ƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỪ 1-2 TUỔI 1) Đạt được 3 kỹ năng đáng chú ý

(3) Làm sao để trẻ không bị nản chí trong giai đoạn có

nhiều từ ngữ khó gấp nhiều lần. Cái gọi là môi trường văn hóa cao, thực ra là để chỉ một môi trường giàu ngôn ngữ.

Nhìn vào đây ta thấy, khả năng ngôn ngữ của trẻ thực sự là tùy thuộc vào môi trường. Các bậc cha mẹ cần phải hiểu rằng, càng nhập dữ liệu vào đầu cho trẻ càng nhiều từ ngữ, thì lượng từ trẻ nói ra được mới phong phú.

Học giả Chom Skii nói “Việc trẻ nhỏ nhớ từ ngữ, cũng như việc người lớn học ngoại ngữ, không chỉ dựa vào kí ức để nhớ. Từ ngữ lọt vào tai trẻ, nằm trong vùng tiềm thức, được phân tích, tổng hợp bằng một bộ máy computer siêu tốc, quản lý theo sự việc và bật ra.”. Trước đây, tôi đã đề cập tới việc, trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh. Năng lực tiềm tài nơi trẻ nhỏ mới chỉ được sử dụng chút ít, còn lại tới gần 100% nên trẻ có thể tinh thông được với cả những từ rất khó. Người lớn đã mất dần năng lực này, chỉ còn có thể sử dụng 5% đó thôi.

Chính vì vậy, khi khả tiềm tàng còn tới gần như 100% này, phải tận dụng dạy cho trẻ được càng nhiều từ càng tốt. Càng dạy nhiều từ ngữ cho trẻ, trí não của trẻ phát triển, thành một em bé thông minh.

(3) Làm sao để tr không b nn chí trong giai đon có... có...

Người ta gọi giai đoạn từ khi trẻ được 1 tuổi 8 tháng tới 2 tuổi là giai đoạn có “chí”. Thời gian này, trẻ cho chúng ta thấy năng lực tư duy tuyệt vời. Đặc điểm của trẻ giai đoạn này là, tách rời khỏi bố mẹ, tự lập, muốn tự thể hiện. Khả năng tư duy phát triển tốt, trẻ rất có thể tự lập được.

Tính tự lập của trẻ ở giai đoạn này hoàn toàn chưa phải giai đoạn chín muồi. Vẫn có trẻ còn chưa tốt nghiệp tã giấy (tức là vẫn phải đóng tã giấy chứ chưa biết gọi). Tuy

nhiên, đây là thời kỳ chuyển tiếp, từ một em bé sơ sinh nằm cũi thành một đứa trẻ thích chơi ở những nơi rộng rãi hơn. Chính vì thế, tổng hợp rất nhiều mặt lại, có thể nói, sự trưởng thành nơi trẻ giai đoạn này là rất “mãnh liệt”.

Sức tư duy của trẻ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, nhưng thông thường, tâm tính và lời nói của trẻ vẫn còn chậm hơn nhiều.

Những việc nên làm cho trẻ giai đoạn này là, tạo môi trường học tập cho trẻ, làm thế nào để trẻ được tự do vận động hết mức có thể.

Trong giai đoạn này, trẻ vẫn chưa điều khiển tốt tốc độ của các việc, kể cả ăn, nói, chạy, hay suy nghĩ. Ví dụ việc chạy, tất nhiên là trẻ chạy có tiến bộ hơn trước rất nhiều rồi, nhưng khi rẽ quẹo phải trái thì chưa giỏi. Hoặc là giống như các vận động viên chạy thi cự li ngắn lao sầm vào giải lụa căng làm đích, trẻ chạy thì được, nhưng lúc dừng lại bất ngờ thì chưa đứng khựng ngay lại được.

Vì vậy, việc quan trọng trong giai đoạn này, là giúp trẻ không bị thối chí, nản chí. Trẻ đã có thể nghĩ được ở trong đầu rồi, nhưng thực tế lại không thực hiện được đúng như trẻ nghĩ. Do đó, trẻ dễ nhụt lại.

Nếu trẻ biết là sức mình có hạn, sẽ cho rằng mình ko có giá trị, yếu đuối, dễ tự ti. Cha mẹ phải hết sức thận trọng khi tỏ thái độ không thoải mái, hay mắng mỏ trẻ. Những lưu ý đặc biệt đối với trẻ giai đoạn này là cha mẹ hãy chơi cùng với con trẻ. Lắng nghe trẻ nói, quan sát kỹ hành động của trẻ. Nỗ lực tìm hiểu xem từ thái độ, hành động đó là trẻ muốn gì.

Đồ chơi tốt cho trẻ giai đoạn này có thể chia làm 5 loại.

1- Thú nhồi bông. Trẻ có thể bế, có thể sờ với cảm giác thích thú, luôn ở bên cạnh trẻ kể cả khi mẹ tắt đèn đi ra khỏi phòng, tạo cảm giác yên tâm cho trẻ.

2- Đồ chơi kích thích trí tưởng tượng. Như búp bê, nhà cho búp bê, gỗ xếp hình, cát, rối giật dây đơn giản.

3- Đồ chơi bắt chước người lớn. Như bộ đồ hàng, xe tải, tàu điện, thành phố đồ chơi, nông trường đồ chơi...

4- Dụng cụ để vận động. Như xe ba bánh, xích đu, cầu thang, cầu trượt, đệm nhảy lò xo, bóng.

5- Đồ chơi trợ giúp phát triển trí tuệ. Như locking-tower, bộ xếp các đồ vật kích cỡ lớn nhỏ thành bộ, time-shock, tranh ghép hình puzzle, xe tải lắp ghép... Kính lúp, nam châm...

Khi đưa trẻ tới công viên gần nhà để chơi, cho bé dùng kính lúp và nam châm xem sao. Trẻ sẽ phát kiến ra được nhiều điều lắm đấy!

Một phần của tài liệu day_con_kieu_nhat1395384614 (Trang 54 - 56)