(4) Không cho trẻ nghe nhiều tiếng máy, mà nói chuyện với

Một phần của tài liệu day_con_kieu_nhat1395384614 (Trang 56 - 57)

II. PH ƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỪ 1-2 TUỔI 1) Đạt được 3 kỹ năng đáng chú ý

(4) Không cho trẻ nghe nhiều tiếng máy, mà nói chuyện với

chuyn vi...

Tiếng máy ở đây là tiếng TV, radio, băng cát sét, CD, video. Nếu mỗi ngày để trẻ nghe liên tiếp 5,6 tiếng đồng hồ, trẻ sẽ quen với tiếng máy, sẽ không có phản ứng với tiếng người thực một cách chính xác nữa. Không phải là tuyệt đối không cho trẻ nghe băng, CD, nhưng cho trẻ nghe cả ngày thứ tiếng máy đó, sau này sẽ gặp rắc rối khi trẻ giao tiếp thật với người thật. Ví dụ như không biết hội thoại với người khác, hay nói lẩm bẩm một mình.

Để chữa những triệu chứng đó, trước tiên là dừng ngay việc cho trẻ nghe nhiều tiếng máy lại, chính người mẹ phải nói chuyện nhiều với con bằng giọng thật của mình, thật nhiều. Cũng qua những câu chuyện, hội thoại giữa mẹ và con này, tình yêu thương của mẹ được truyền tải nhiều nhất, con được mẹ công nhận, con có lòng tự tin, trẻ sẽ trưởng thành hơn nhiều.

Việc quan trọng, là để cho trẻ phát âm được nhiều. Sau đó là dạy bé nói đúng, phát âm chuẩn, lặp đi lặp lại. Hãy nghĩ như là mình đang dạy cho trẻ bị khuyết tật não vậy. Dạy trẻ thật nhiều từ ngữ phong phú, cho trẻ nói bật những từ ngữ đó thành tiếng, khen ngợi trẻ, tạo cho trẻ lòng tự tin.

Một việc muốn các cha mẹ nên biết, là ở những trẻ khuyết tật não hay 5 giác quan, thường các chức năng đó không bằng được trẻ bình thường, nên các việc kích thích hoạt động như nói trên lại càng cần thiết. Nhưng thực tế, bằng các biện pháp như nói trên, nhiều khả năng trẻ khuyết tật cũng được phục hồi chức năng hơn cảở trẻ bình thường.

Hơn nữa, kể cả trẻ bình thường và trẻ khuyết tật, đến 1 tuổi rưỡi, cũng nên dạy chữ cho trẻ. Trẻ khuyết tật cũng rất thích nhớ chữ, kể cả chữ Hán.

Thời kỳ này, việc nhớ chữ của trẻ là do thị giác phát triển, cấu tạo của não có biến đổi, kỹ năng biến đổi. Vì vậy mà trẻ bình thường trở thành thiên tài, trẻ khuyết tật cũng trưởng thành như một trẻ bình thường hoặc hơn thế nữa.

Khi trẻ nhớ chữ, trong tế bào não lượng phân tử kí ức RAN được tăng lên nhiều, khác hẳn với chất lượng não của trẻ chưa biết chữ.

Chính vì thế, trong giai đoạn này, hãy dạy cho trẻ biết chữ, biết đọc. Ví dụ như khi đang chơi, cho bé ghép tranh với chữ phù hợp, miếng card vẽ tranh con chó ghép với miếng card ghi chữ Chó, bảo bé nhặt card có ghi chữ Chó lên, đọc mẫu cho bé, cứ từng chút một như vậy, dạy bé đọc nhiều từ lên.

Dạy bé hết chữ cái trong bảng chữ cái. Nhớ hết bảng 50 âm chữ cái tiếng Nhật, bé có thể ghép vần của từ đơn giản, đọc được những câu đơn giản.

Việc dạy và luyện tập cho trẻ, nhớ là phải là công việc thực hiện hàng ngày, mỗi ngày một chút, lặp đi lặp lại nhiều lần, thì trẻ nào cũng có thể nhớ được.

Cùng với việc đó, trẻ sẽ hiểu được lòng yêu thương sâu sắc của mẹ dành cho mình, trẻ học được tính nhẫn nại...

Nếu không biết nhìn tâm tính con để lựa cho khéo, chắc chắn sẽ thất bại.

Không nên bắt trẻ tập trung cho mỗi lần dạy- luyện trong thời gian quá lâu/ lần. Hãy bắt đầu khoảng 2,3 phút/ lần đến khoảng 5 phút/ lần là được. Dần dần trẻ thích trò chơi với chữ mới kéo dài thời gian dần ra. Nếu ép quá, trẻ thành ra phản ứng tiêu cực với chữ.

Chịu khó thay đổi cách dạy, cách chơi, không phải những trò vẫn chơi đơn giản nhanh làm trẻ nhàm chán, mà thay đổi một chút cho phong phú. Chúc thành công.

III. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DC TR 3 TUI 1) 3 tui 12 tun- Hình tròn và hình vuông- Circle

Một phần của tài liệu day_con_kieu_nhat1395384614 (Trang 56 - 57)