III. PH ƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3 TUỔI 1) 3 tuổi 12 tuầ n Hình tròn và hình vuông Circle
23) 3 tuổi 38 tuần Chơi bóng hình ShadowFun-影絵遊び
ShadowFun-影絵遊び
Chuẩn bị cái đèn pin thật sáng. Để trò chơi thật vui, chuẩn bị nhiều đồ vật trong nhà, như đế cắm nến, cái hộp nhỏ, con thú nhồi bông, kệ chắn sách, quả bóng, lọ hoa, cái xô nhựa con con chẳng hạn.
Nếu dùng đèn pin hình ống thì phải chuẩn bị cái hộp giấy để đựng giầy, khoét một cái lỗ đủ để thò cái đầu đèn pin ra được. Làm như vậy thì đèn ở vị trí cố định, ánh sáng phát ra cũng ổn định. Đặt đồ vật xuống sàn nhà, trước một bức tường tối đen, hoặc là bức tường ánh sáng không chiếu hắt vào. Đặt đèn pin ở vị trí chiếu vào đồ vật, cho bóng in trên tường là sắc nét nhất. Đặt từng đồ vật trước đèn pin cho bóng hiện lên tường, nói cho bé nghe về đường nét hình dáng cái bóng đó. Cho bé xem hết bóng của các đồ vật đã chuẩn bị, bé sẽ rất thích, chắc sẽ reo lên “có nhiều hình dạng khác nhau, hay quá!” cũng nên.
Bây giờ, cất hết các đồ vật vào chỗ nào bé không nhìn thấy. Lấy một đồ vật ra để trước đèn, cho bé nhìn bóng in trên tường, hỏi xem đó là bóng của đồ vật gì? Nếu bé không nhớ ra thì cho bé xem hết số đồ vật, bảo bé chọn trong số đó cái có bóng đang in trên tường. Tiếp diễn trò chơi cho đến hết số đồ đã chuẩn bị, hoặc đến khi bé chán thì thôi. Lúc khác mẹ để cho bé biểu diễn lấy bóng đồ vật rồi hỏi xem mẹ có biết bóng của vật gì không, trò này bé chắc chắn thích thú.
Thử giải thích với bé vì sao có bóng cho bé nghe. Bởi vì ánh sáng không xuyên qua đồ vật được, chỉ đi qua đường viền ngoài của đồ vật và in đường viền ngoài (cái bóng) của đồ vật lên tường. Cửa sổ kính trong suốt thì ánh sáng xuyên qua được nên chúng ta nhìn thấy quang cảnh bên ngoài cửa sổ kính.
Chuẩn bị một tờ giấy vuông, cạnh khoảng 13cm, chính giữa cắt lấy một hình thù gì đó có kích thước nhỏ hơn ống đèn pin. Phủ tờ giấy đó lên đầu đèn pin, lấy dây chun buộc chặt xung quanh lại, bật đèn lên rọi lên tường. Chắc chắn bé sẽ vui thích khi nhìn thấy cái bóng ngộ nghĩnh trên tường. Làm thêm các hình khác cho bé xem.
Lúc khác, dẫn bé ra ngoài vào buổi sáng sớm. Cho bé đứng ở một chỗ, cho bé xem bóng của bé in trên mặt đất. Đến trưa, lại dẫn bé ra đúng chỗ đó, cho bé xem bóng bé in trên mặt đất. Đến tối, lại dẫn bé ra đúng chỗ đó, cho bé xem xem bóng của bé in trên mặt đất ở vị trí nào. “Mặt trời như cái đèn pin khổng lồ, nhưng buổi sáng thì ở hướng này (đông) buổi trưa thì trên đỉnh đầu, buổi chiều thì ở hướng ngược lại (tây). Nên bóng của con in trên mặt đất có vị trí khác nhau, lúc sáng thì ngả về tây, trưa thì ngay dưới chân con, chiều thì bóng ngả về phía đông” giải thích với bé như vậy.
Trong lúc chơi bóng hình ngoài sân, bé sẽ nhận thấy rằng cái bóng lúc sáng sớm và lúc chiều muộn là dài nhất, và nhận ra sự thay đổi của thời gian.
Mở rộng hơn, lấy băng dính dán một tờ bìa màu đen lên tường. (dán bằng băng dính để khỏi bị hỏng tường)
Cho bé đứng lên bục, áp một bên vai vào tường, để khi chiếu đèn pin được bóng bé nhìn nghiêng in lên tờ bìa đen. Đặt đèn pin lên một cái bàn thấp hơn. Nếu có máy đèn chiếu thì tốt, không có thì để đèn pin cố định một chỗ cũng được. Nhưng phải chiếu sao cho bóng bé in lên tường là sắc nét nhất. Khi có bóng rõ ràng rồi, lấy viên phấn trắng vẽ theo đường viền của cái bóng đó. Tắt đèn pin đi. Gỡ tờ bìa đen, cắt theo đường phấn trắng, dán hình lên một tờ giấy trắng, thế là được bức tranh bóng của bé để làm kỉ niệm.
Tác dụng của trò chơi:
Bé thích bóng hình, nhận biết sâu sắc hơn về ánh sáng và bóng, nhận biết rằng chiều dài bóng in trên mặt đất thay đổi theo thời gian trong ngày, nhận biết được rằng ánh sáng không xuyên qua đồ vật, nhận biết nhiều hình dạng khác nhau, nhớ được bóng của nhiều đồ vật, khả năng ngôn ngữ, tự tin.