III. PH ƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ 3 TUỔI 1) 3 tuổi 12 tuầ n Hình tròn và hình vuông Circle
12) 3 tuổi 26 tuần Ghép 2 mảnh bức tranh Two Parts Make
Parts Make...
Cắt từ tạp chí ra 5 trang tranh ảnh nhiều màu sắc, đưa cho bé xem từng trang, nói chuyện về các trang đó. Dán các tờ tạp chí đó lên bìa cứng, lúc hồ khô thì cắt đôi ra bằng một đường uốn lượn, hoặc gấp khúc ở 1,2 điểm. Chỉ cho bé biết đâu là bên phải, đâu là bên trái bức tranh. Cho bé xem hết chỗ tranh đã cắt, gợi ý bé là cứ 2 mảnh sẽ ghép thành một bức tranh liền được.
Trộn trạo các mảnh ghép hình lên, rồi bảo bé xếp lại thành bức tranh như cũ, làm xong được mẹ khen, bé càng phấn kích hơn, lặp đi lặp lại trò chơi nhiều lần.
Lúc khác, chỉ lấy một nửa trái của bức tranh, bảo bé nói chuyện về nửa bức tranh đó. Nghe xem bé nói gì, ghi nhớ lại và cũng làm tương tự với nửa bên phải. Sau đó cho bé ghép 2 nửa bức tranh lại với nhau, bảo bé nói chuyện gì về bức tranh đó. Các bức tranh còn lại cũng làm tương tự. Vừa nói chuyện, vừa giải thích cho bé biết là 2 nửa có liên quan đến nhau, ghép 2 nửa vào thì được bức tranh hoàn chỉnh. Có thể giải thích “một nửa”, có hai cái một nửa ghép vào nhau thì được “một cái hoàn chỉnh” cũng được. Có thể dùng từ “phải” “trái” khi nói chuyện với bé, song không nhất thiết phải nhấn mạnh khái niệm phải trái ở đây. Nói là “nửa này” “nửa kia” cũng được. Khái niệm “một nửa” có thể là khó với bé ở độ tuổi này.
Không quên lặp lại trò chơi nhiều lần. Nhất là những bé chưa làm được trò này một cách thành thạo. Không hẳn dễ đối với người lớn thì không khó đối với trẻ em. Mới đầu tưởng bé đã hiểu rõ rồi, song không phải lúc nào cũng hiểu rõ, cũng có lúc nhớ mãi không ra. Bởi vậy, việc dạy đi dạy lại các khái niệm cho trẻ thông qua việc lặp lại cùng một trò chơi là rất quan trọng.
Tác dụng của trò chơi:
Củng cố khái niệm “phải” “trái”; nhận thức phần phải và trái của bức tranh không giống nhau; phối hợp hoạt động của tay và mắt; nhận thức rõ hơn việc ghép 2 nửa lại thì được một bức tranh hoàn chỉnh; khả năng ngôn ngữ; tự tin.