Với trẻ trong thời kì thích làm thử thì cho trẻ

Một phần của tài liệu day_con_kieu_nhat1395384614 (Trang 50 - 51)

II. PH ƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỪ 1-2 TUỔI 1) Đạt được 3 kỹ năng đáng chú ý

2) Với trẻ trong thời kì thích làm thử thì cho trẻ

th...

Thời kỳ từ 1 tuổi tới 1 tuổi 8 tháng ở trẻ nhỏ gọi là thời kỳ thích làm thử. Trong thời kỳ này, mọi hành động của trẻ đều thể hiện sự thích làm thử đó. Trẻ thích được thử trải nghiệm với trọng lượng, quĩ đạo, quán tính, độ nảy... những phương pháp trắc nghiệm vật lý.

Phải cho trẻ được trải nghiệm tối đa cái thú thích làm thử này.

Trẻ có cầm cái khăn trải bàn mà kéo, cốc chén trên bàn rơi loảng xoảng, đổ vỡ cũng tuyệt nhiên không được mắng. Vì đó là trẻ đang tìm ra “phát minh” mới của mình. Đó là việc hiểu ra với vật ở xa, có thể kéo lại cho gần được; đó là hiện tượng đồ vật rơi từ trên cao xuống, có cái vỡ tan, có cái nguyên lành...

Không được vì trẻ làm rơi vỡ món đồ quí giá mà mắng trẻ gay gắt. Vì hành động của trẻ không phải là ác ý, hành động đó cũng không phải thể hiện tính cách đổ đốn, nên tuyệt nhiên không được mắng trẻ khi đó. Mà việc đáng làm là phải tìm chỗ nào đó cất cẩn thận những món đồ quí giá đó thì hơn!

Hôm trước, có một người mẹ dẫn đứa con 1 tuổi rưỡi tới hỏi về cách dạy trẻ. Trong khi tôi và người mẹ nói chuyện, tôi đã đưa sẵn cho đứa trẻ món đồ chơi là time-shock. Cũng có trẻ độ tuổi này, chơi mê mải hết công suất món đồ chơi đó. Nhưng với đứa trẻ này, có vẻ như khó chơi với món đồ chơi đó.

Một lúc sau, đứa bé cầm cái đồ chơi đó, bắt đầu ném văng hết các thanh gỗ của đồ chơi trên bàn đi. Thấy thế người mẹ cuống quít hét lớn “Không được thế!”. Tôi nói với người mẹ “Không làm gì phải nói không được với con thế. Trẻ con thời kỳ này đều thế, là thời kì thích làm thử. Trẻ hành động vậy là vì nó có mục đích gì đó, đừng có cấm nó, hoặc nói “không được thế” ngay! Mà hãy xem xem con làm gì đã!”.

Đứa bé ném hết sạch các thanh gỗ trên bàn xuống đất rồi, nó tụt xuống khỏi ghế, nhặt nhạnh cho bằng hết các thanh gỗ trên sàn nhà, để lên bàn, rồi lại trèo trở lại ghế ngồi, bắt đầu ném từ trên bàn xuống đất.

Đứa bé rõ ràng đang hành động một cách có mục đích. Có thể là một thực nghiệm về trọng lực, cũng có thể là một phát minh ra một kiểu chơi mới. Tùy theo lực ném là mạnh hay yếu mà thanh gỗ bay xa hay gần, đó là những điều trẻ trải nghiệm thấy, thấy vui với trò đó.

Với kiểu chơi như vậy, trẻ học được rất nhiều điều. Vì vậy, hãy quan sát kỹ hành động của trẻ thì hơn!

Hãy quan sát xem, hướng ném của trẻ thế nào, trẻ cầm tay nào để ném, tay phải hay tay trái? tư thế ném của trẻ có thay đổi qua từng lần ném không? độ mạnh yếu của mỗi lần ném có khác nhau không?

Qua những cách chơi như vậy, trẻ không chỉ có thêm trí tuệ, mà còn được thỏa mãn lòng thích tìm hiểu của mình, nảy sinh sự tích cực khi được tiếp xúc với sự vật bên ngoài.

3) Không dùng t cm đoán mà r tr sang trò chơi khác

Một phần của tài liệu day_con_kieu_nhat1395384614 (Trang 50 - 51)