Đường dẫn (Routes)

Một phần của tài liệu Crowd management (quản trị đám đông) Đại học UEH (Trang 46)

3. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài

3.2.3.1 Đường dẫn (Routes)

42

Hình 6: Các đường dẫn trong sự kiện Hardwell by Vinaphone 3.2.3.2 Khu vực (Area)

Kích thước và sức chứa: + E1, E2 (vàng)

Diện tích: 1.500 m2/ khu vực Sức chứa: 10.000 người/ khu vực + Sân khấu (đỏ)

Diện tích: 200 m2/ khu vực Sức chứa: 10 người/ khu vực + Khu hậu cần (xanh dương)

Diện tích: 500 m2/ khu vực Sức chứa: 550 người/ khu vực + Khu vực y tế (xanh lá)

Diện tích: 150 m2/ khu vực Sức chứa: 200 người/ khu vực Vùng động:

E1, E2 (vàng) có mật độ đám đông dao động từ 6.40 đến 6.93 người/m2 là khu vực dành cho khán giả nên di chuyển, vận động rất nhiều.

43

3.2.3.3 Di chuyển (Movement)

Tần suất di chuyển đến sự kiện: (thời gian bắt đầu sự kiện là 20h05) + 18h00 – 19h30: khách đến 2.830 người - 14.15%

+ 19h30 – 19h50: khách đến 6000 người - 34.94% + 19h50 – 20h05: khách đến 7200 người - 64.46% + 20h05 – 20h20: khách đến 3600 người - 90.68% + 20h20 – 21h30: khách đến 370 người - 100%

Tần suất di chuyển ra khỏi sự kiện: Thời gian kết thúc sự kiện là 22h10 + 22h10 – 22h20: khách rời đi là 850 người – 4.25%

+ 22h20 – 23h00: khách rời đi là 18.700 người – 97.65% + 23h00 – 23h30: khách rời đi là 450 - 100%

Kết luận: Có hai cổng ra vào sự kiện (cổng 3 và 4), mỗi cổng có chiều ngang khoảng

7.5 m.

=>Theo quy tắc 82 ta có tần số tối ưu khi đạt 100% công suất: Cả hai cổng 3 và 4: 1230 người/ phút

=> Thời gian để tiếp nhận hoặc giải phóng đám đông: - Giai đoạn khách đến sự kiện:

*18h00 – 19h30: cần 2 phút 30 giây *19h30 – 19h50: cần 5 phút 20 giây *19h50 – 20h05: cần 6 phút 40 giây *20h05 – 20h20: cần 3 phút 20 giây *20h20 – 21h30: cần 30 giây

- Giai đoạn khách đi ra khỏi sự kiện: *22h10 – 22h20: cần 1 phút

*22h20 – 23h00: cần 15 phút 30 giây *23h30 – 23h30: cần 45 giây

3.2.3.4 Hồ sơ (Profile)

Khách tham gia sự kiện có độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi và không có trẻ em tham gia. Giá vé cố định, không chia theo vùng hay độ tuổi.

44 Sự kiện âm nhạc EDM có nghệ sĩ nổi tiếng thế giới nên phần lớn khách tham dự là người trẻ năng động, yêu thích âm nhạc. Sự kiện cũng là nới giao lưu khán giả với nhau và với nghệ sĩ.

CHƯƠNG 4: NÊU GIẢI PHÁP CHO CÁC TÌNH HUỐNG RỦI RO ĐÁM ĐÔNG

4.1 Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến lối ra vào.

Việc kiểm soát nghiêm ngặt ở các lối ra vào là rất quan trọng đối với các sự kiện vì đây sẽ là nơi duy nhất để các vị khách không mời có cơ hội trà trộn vào khán giả để có thể đi vào bên trong mà không cần vé, nếu những vị khách không mời này chỉ trà trộn để tham gia sự kiện thì không phải là một vấn đề ảnh hưởng quá nhiều đến sự kiện, nhưng nếu đó là những thành phần xấu của xã hội thì nó sẽ trở thành một rủi ro vô cùng lớn đối với sự kiện, những kẻ này có thể lợi dụng cơ hội này để gây ra trộm cắp hay là bán các thể loại chất cấm,... Ngoài ra ở các lối ra vào sự kiện còn có những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu ban tổ chức không có kế hoạch tốt trong việc giải phóng nhanh các lối ra vào, việc khách đến sự kiện dồn dập vào khoản 20 phút trước khi sự kiện diễn ra mà ban tổ chức không có kế hoạch cụ thể trong việc kiểm soát vé nhanh mà vẫn đảm bảo an toàn để giải tỏa đám đông ở lối ra vào, điều này rất dễ sẽ dẫn đến một số rủi ro như là đám đông mất bình tĩnh vì phải chờ đợi quá lâu họ có thể chống lại người kiểm soát vé để được nhanh chóng đi vào sự kiện, hay là khán giả dồn vào cổng sự kiện quá đông chèn ép lên nhau gây ra các hậu quả khôn lường đối với khán giả,... Để hạn chế những rủi ro ở các lối ra vào ở sự kiện “Hardwell by Vinaphone” có thể sử dụng một số biện pháp như sau:

+ Sử dụng các hàng rào bạo động để quây kín và có các cổng kiểm soát nghiêm ngặt để tránh trường hợp có kẻ gian đột nhập.

+ Ở các cổng lớn của sự kiện sẽ chia thành những cửa kiểm soát nhỏ có thể kiểm soát được nhiều người cùng lúc để nhanh chóng giải phóng các hàng chờ dài ở lối ra vào.

+ Cần có một đội ngũ an ninh có kinh nghiệm cùng hệ thống nhân sự chuyên nghiệp để luôn bảo đảm xử lý các tình huống linh hoạt nhất có thể nhằm tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc.

45 + Có thể sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt đối với các vé online để có thể nhanh chóng check in cho khách vào sự kiện nhằm giải tỏa nhanh các lối ra vào.

4.2 Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến thời tiết

Vấn đề về thời tiết vẫn luôn là một trong những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến sự kiện, bất kể là indoor event (sự kiện trong nhà) hay outdoor event (sự kiện ngoài trời). Đối với indoor event, thời tiết không ảnh hưởng trực tiếp đến nơi tổ chức sự kiện, nó chỉ gây bất tiện cho khách trong quá trình di chuyển đến sự kiện. Còn với outdoor event thì thời tiết không chỉ gây bất tiện cho khách khi di chuyển mà nó vẫn luôn là một trong những rủi ro lớn của sự kiện. Ví dụ: Ở các sự kiện về âm nhạc được tổ chức ngoài trời nếu gặp trời mưa thì sẽ xuất hiện nhiều rủi ro như là chập điện dẫn đến cháy nổ hay là đám đông hỗn loạn tìm chỗ trú mưa,... Sự kiện âm nhạc “Hardwell by Vinaphone” cũng không ngoại lệ, nó cũng có thể gặp rủi ro về thời tiết nếu điều kiện thời tiết không tốt. Để hạn chế những rủi ro mà thời tiết có thể gây ra cho sự kiện “Hardwell by Vinaphone”, có thể sử dụng những biện pháp sau:

+ Liên tục cập nhập tình hình dự báo thời tiết, tối thiểu là 7 ngày trước lúc sự kiện diễn ra để kịp thời lên các phương án để ứng phó.

+ Chuẩn bị kế hoạch để di tảng khán giả lên khán đài có sẵn mái che để trú mưa nếu xảy ra trường hợp trời mưa đột xuất.

+ Luôn kiểm tra hệ thống điện để tránh tình trạng nhiễm điện khi trời mưa gây hậu quả lớn cho sự kiện.

+ Nếu thời tiết quá nóng bức có thể gây sốc nhiệt ở khán giả, chúng ta có thể trang bị thêm hệ thống phun sương giúp khán giả thoải mái hơn trong nhiều giờ quẩy cùng EDM.

4.3 Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến chất chống cháy nổ

Để phòng tránh cháy nổ, đầu tiên cần phải bố trí các bình chữa cháy ở nhiều nơi mỗi khu vực. Kiểm tra các thiết bị báo cháy để đảm bảo mọi thứ điều hoạt động bình thường. Kiểm tra an ninh thật kỹ càng, để đảm bảo những thứ dễ gây cháy nổ của khách

46 không được mang theo như: pháo, bình ga,…. Cần để phân biệt những đạo cụ cho sân khấu ở nơi an toàn và riêng biệt, tránh nhầm lẫn và gây đổ vỡ. Ở bãi giữ xe cho khách cần tránh xa thiết bị, nguồn sinh nhiệt hoặc chứa chất dễ cháy. Đạo cụ, trang thiết bị cho sân khấu hạn chế sử dụng gỗ hoặc nhựa để tránh cháy lan. Điện cung cấp cho sân khấu phải gắn thiết bị tự ngắt khi quá tải (aptomat) cho từng khu vực. Khi lắp đặt sân khấu, cần kiểm tra dây điện và chuôi cắm điện để đảm bảo không có hư hỏng hoặc mất lớp bảo vệ. Khi lắp đặt, cần chắc chắn là nơi cao ráo, không để ở nơi ẩm ướt hoặc đông người qua lại. Xung quanh sân khấu cần trang bị các bình chữa cháy di động. Bên cạnh đó, cần liên hệ sẵn các đội chữa cháy, thiết lập một xe chữa cháy chờ sẵn bên ngoài để đề phòng bất trắc mà phản ứng kịp thời.

4.4 Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến âm thanh, ánh sáng

Âm thanh và ánh sáng là yếu tố rất quan trọng cho mỗi sự kiện, nó thậm chí quyết định cảm xúc của người tham dự, vì thế việc đảm bảo mọi thứ luôn hoạt động suôn sẻ xuyên suốt buổi biểu diễn là rất quan trọng. Trước khi tổ chức, cần đảm bảo là điện lực vẫn hoạt động vào ngày hôm ấy. Cần đảm bảo các thiết bị đều hoạt động tốt trước khi buổi biểu diễn được bắt đầu. Không được sử dụng quá nhiều thiết bị ở một nguồn điện để tránh quá tải, gây mất điện giữa chừng. Để đề phòng mất điện, cần trang bị các máy phát điện tạm thời. Bên cạnh đó, phải có thiết bị, đèn sạc dự phòng và nhanh chóng chuyển nguồn điện sang máy phát điện.

4.5 Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến vật nguy hiểm khách mang theo

Sự kiện âm nhạc “Hardwell by Vinaphone” với số lượng khán giả tham gia đông đảo việc khán giả mang theo những vật dụng sắt nhọn, nguy hiểm có thể sẽ gây ra những rủi ro rất cao trong khi diễn ra sự kiện. Việc cấm khán giả mang những vật dụng nguy hiểm vào sự kiện là việc không thể kiểm soát toàn bộ, thế nhưng, cần phải có biện pháp hạn chế tối đa nhất việc khán giả mang các vật dụng sắt nhọn gây nguy hiểm đến mọi người xung quanh khi tham gia sự kiện. Có thể kể đến các biện pháp như:

+ Cảnh báo khán giả không được mang vật dụng nguy hiểm khi đến tham gia sự kiện trên vé, bảng quảng cáo sự kiện,...

47 + Tăng cường việc kiểm soát, quan sát các cá nhân, tổ chức có hành vi khả nghi khi tham gia vào sự kiện.

+ Có kế hoạch cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra ( có người bị thương, đám đông bị xô xát,...)

Tất nhiên, những biện pháp trên không thể nào khắc phục được việc khán giả mang những vật dụng nguy hiểm vào sự kiện. Quan trọng nhất vẫn là ý thức của những khán giả tham gia vào sự kiện, nhưng ban tổ chức sự kiện phải có trách nhiệm nhắc nhở về mức độ nguy hiểm nghiêm trọng của việc mang vật dụng nguy hiểm vào sự kiện.

4.6 Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến chất kích thích

Việc tụ tập đông trong không gian mở như sự kiện âm nhạc “Hardwell by Vinaphone” là cơ hội rất tốt để các cá nhân, tổ chức sử dụng chất kích thích, hơn cả việc đó là việc buôn bán chất kích thích cho các khán giả, đồng thời, việc các khá giả sử dụng thức uống có cồn quá mức trước và trong khi diễn ra sự kiện. Tất cả những việc này đều có thể mang tới những hệ lụy hết sức nguy hiểm. Có thể kể đến vụ việc có 7 người chết và nhiều người đi cấp cứu vì sử dụng chất kích thích sau sự kiện âm nhạc ở Công viên nước hồ Tây (Hà Nội) - theo bài viết “7 thanh niên tử vong sau lễ hội âm nhạc ở hồ Tây” của trang Zing News. Hay theo bài viết “Chất kích thích 'tìm đường' đến sự kiện âm nhạc” của trang phunuonline.com.vn cho biết “Trong thời gian 2 ngày diễn ra lễ hội âm nhạc Beyond Wonderland 2016, gần 250 người đã bị bắt trong số gần 70.000 khán giả. 20 người phải nhập viện do các biến chứng từ việc lạm dụng dược chất. Các trường hợp còn lại liên quan đến tội quấy rối, say xỉn, sử dụng và buôn bán thuốc lắc.” Để tránh tình trạng các khán giả sưr dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn quá mức thì ban tổ chức cần có các biện pháp, có thể kể đến như:

+ Cảnh báo, vận động khán giả không được sử dụng các chất kích thích, thức uống có cồn trước và trong khi diễn ra sự kiện.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận an ninh và cảnh sát để giám sát tìm ra được những đối tượng có hành vi đáng nghi.

48 + Cần có đội ngũ nhân viên y tế để đề phòng trường hợp khán giả bị sốc thuốc do sử dụng chất kích thích mà phía ban tổ chức không phát hiện được.

+ Có thể tăng cường việc kiểm tra tư trang khán giả mang theo.

4.7. Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến các hành vi bạo lực

Tìm mọi cách ngăn hành vi xung đột này lại bằng cách kêu gọi lực lượng an ninh đến để giải quyết sự cố, hạn chế tối thiểu thương tích xảy ra là mục tiêu quan trọng nhất. Nếu thương thích nghiêm trọng có thể nhờ đến cơ quan chức năng can thiệp để giải quyết. Có thể có những đám đông tụ tập để chứng kiến những xung đột xảy ra, vì vậy nên sơ tán đám đông này nhanh nhất có thể tránh mất kiểm soát đám đông. Cố gắng ổn định lại đám đông để đảm bảo tiến độ của chương trình được diễn ra đúng với dự định. Cố gắng lắng nghe lời nói từ hai phía, sau đó sẽ đưa ra mỗi bên một cách để giúp cảm xúc của họ lắng xuống , khi đó có thể phân trần sự việc được và giải quyết một cách ổn thỏa nhất có thể. Không khí tại buổi nhạc hội đầy sôi động cũng thúc đẩy sự hưng phấn của mọi người lên mức cao, trong những giây phút như vậy có thể xảy ra những hành vi phấn khích quá đà, tạo ra sự xung đột giữa mọi người. Để có thể giải quyết vấn đề này chúng ta nên có một bản thiết kế phần đám đông tham gia sự kiện với một mật độ vừa phải, giảm thiểu được nguy cơ xảy ra tình huống nêu trên.

4.8. Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến phương tiện di chuyển

Tại các cổng ra vào của sân vận động Mỹ Đình, phân phối đội ngũ nhân viên điều khiển đám đông sao cho mật độ tại các cửa tối thiểu nhất có thể, hạn chế các đám đông tụ tập tại ngoài cửa ra vào, có thể làm khó khăn cho mọi người trong việc di chuyển đến với sự kiện. Tại các chỗ để xe, chủ động phân phối nhân viên khuyến khích các đám đông tụ tập gần đó vào trong để tham gia sự kiện, giảm thiểu được khả năng ùn tắc. Số lượng khách đến với sự kiện cũng khá đông, vì vậy nên tính toán các chỗ đỗ xe một cách hợp lý và thoải mái, sân vận động khá lớn nên điều này chỉ nên khi số lượng khách đạt khoảng đáng lo. Chia ra các khu dành cho xe máy, các khu cho ô tô. Từ đó có thể tối ưu hóa được khả năng tắc nghẽn giao thông. Trước khi sự kiện kết thúc, ban tổ chức nên có những lời khuyên khuyến khích mọi người không tụ tập tại phía trước của sân vận động. Làm khả năng tắc nghẽn giao thông cũng như đám đông lên.

49

4.9 Giải pháp khắc phục rủi ro liên quan đến các tình huống khẩn cấp

Thời nay, nhiều sự kiện mới mang lại tính trẻ trung, sôi động và luôn tạo cho những người tham gia tự tin vận động, nhảy múa nhiều hơn. Có thể kể đến các lễ hội âm nhạc EDM, show diễn cuối năm hay là những sự kiện có tính thể thao khuyến khích mọi người vận động. Đằng sau sự năng động của nó là hàng loạt rủi ro về y tế, tinh thần, sức khỏe,... mà đôi khi không thể lường trước và xảy ra một cách đột ngột. Một ví dụ điển hình cho hậu quả của các tình huống khẩn cấp là concert Dangerous Tour 1992 tại sân vận động Romania của ông hoàng nhạc Pop - Michael Jackson. Đêm diễn có 23 người thiệt mạng, hơn 5000 người ngất xỉu vì quá phấn khích và từ sức ép của đám đông. Qua đó, ban tổ chức của các sự kiện Hardwell by Vinaphone cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, dự phòng cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Thứ nhất, chuẩn bị một đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm xử lý tình huống, túc trực cho đến khi chương

Một phần của tài liệu Crowd management (quản trị đám đông) Đại học UEH (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)