Quy định về hạn chế nhập khẩu

Một phần của tài liệu quy dinh nhap khau hang hoa cua thi truong eu (6)-đã nén (Trang 69 - 71)

I. Các Quy định chung

8. Quy định về hạn chế nhập khẩu

8.1. Hạn ngạch thuế quan (Tariff rate quota-TRQ)

Hạn ngạch thuế quan (HNTQ) cho phép nhập khẩu một lượng sản phẩm được xác định trước với mức thuế nhập khẩu (thuế trong hạn ngạch) thấp hơn mức thuế thường áp dụng cho sản phẩm đó.

Hạn ngạch thuế quan ưu đãi (Preferential tariff quota) xuất hiện trong các hiệp định thương mại và các thỏa thuận ưu đãi tự chủ giữa EU và một số quốc gia khác. Theo đó, một lượng hàng hóa xác định trước có xuất xứ từ một quốc gia cụ thể có thể được nhập khẩu vào EU với mức thuế ưu đãi hơn. Ví dụ như hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng hạn ngạch thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA. Để được hưởng ưu đãi về hạn ngạch thuế quan, doanh nghiệp cần chứng minh được xuất xứ hàng hóa của mình theo quy định của EU.

Hạn ngạch thuế quan tự chủ (Autonomous tariff quotas) có thể được mở cho một số khu vực kinh tế nhằm kích thích cạnh tranh trong EU. Chúng thường được cấp cho các nguyên liệu thô, hàng bán thành phẩm hoặc các thành phần không có sẵn ở EU với số lượng đủ lớn. Không có hạn ngạch thuế quan nào được cấp cho thành phẩm. Quy định (EU) số 1388/201360 cập nhật ngày 01/07/2021 cung cấp cơ chế quản lý các hạn ngạch thuế quan tự chủ đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp của EU.

Đối với hầu hết hạn ngạch thuế quan, Tổng cục Thuế của Ủy ban châu Âu quản lý trên cơ sở “ưu tiên đến trước” (first-come first-served) với bất kể xuất xứ hàng hóa được nhập khẩu vào EU.

Trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng, bao gồm: trứng và lòng đỏ trứng gia cầm; tỏi; ngô ngọt; gạo đã xát; gạo đã xay; gạo đã xay thuộc một số loại gạo thơm nhất định; tinh bột sắn; cá ngừ; surimi; đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao; đường đặc biệt; nấm; ethanol; Mannitol, Sorbitol, Dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác. Các mặt hàng có xuất xứ được nhập khẩu vào EU nằm trong lượng hạn ngạch nêu trên sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Đối với lượng ngoài hạn ngạch nêu trên, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng theo các mức trong biểu cam kết của EU quy định tại Tiểu Phụ lục 2A1 của Hiệp định EVFTA.

8.2. Các sản phẩm cấm nhập khẩu

Nhìn chung, EU áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu hoặc chỉ cho phép nhập khẩu khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện đối với những mặt hàng như: những giống loài có nguy cơ 60 https://eur-lex.europa.eu/legal-content/en/ALL/?uri=CELEX:32013R1388

bị tuyệt chủng, hóa chất độc hại, hàng giả hoặc hàng vi phạm bản quyền. Ngoài ra, các mặt hàng sẽ bị cấm nhập khẩu vào EU nếu có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng như một số tân dược, thuốc trừ sâu, thực phẩm, sản phẩm điện, giống cây trồng, vật nuôi ngoại lai, các nông sản, thủy sản có dư lượng kháng sinh, lượng chất độc hại vượt mức cho phép...

Đầu tiên, các nhà nhập khẩu khi nhập khẩu động thực vật hoặc những sản phẩm nhạy cảm liên quan tới các giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được bảo vệ bởi Công ước CITES hoặc những quy định khác của châu Âu (ví dụ như các loài vẹt, gỗ Dalbergia nigra) cần tìm hiểu kỹ thông tin liên quan, đặc biệt là xin cấp phép nhập khẩu trước khi sản phẩm được vận chuyển tới châu Âu. Truy cập cơ sở dữ liệu về các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng của UNEP-WCMC61 để biết thêm chi tiết.

Thứ hai, về các hóa chất và sản phẩm liên quan tới hóa chất, EU nghiêm cấm hoặc hạn chế một số hóa chất nguy hiểm, ví dụ như nhiệt kế thủy ngân, thuốc trừ sâu DDT, máy điều hòa không khí sạch trước có chứa HCFC. Những hạn chế nhập khẩu này được đưa ra trong các luật sau đây: REACH, Quy trình PIC (Prior Informed Consent), Các chất phá hủy tầng ozone (ODS), Quy định sản phẩm chất diệt khuẩn sinh vật châu Âu (BPR), khí nhà kính Flo (FGG) (loại cuối cùng hiện đang được sửa đổi để bao gồm các lệnh cấm bổ sung). Để biết thêm thông tin, doanh nghiệp nên chủ động truy cập trang web của Cơ quan quản lý Hóa chất châu Âu (ECHA).

Về hàng giả và hàng vi phạm bản quyền, đây là một vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới, không chỉ riêng ở thị trường châu Âu. Nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của những sản phẩm này, nếu hải quan EU nghi ngờ hàng hóa mua trên Internet và nhập khẩu từ nước thứ ba vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, họ có thể tạm giữ hàng hóa và thông báo cho người khai báo hoặc chủ sở hữu hàng hóa cũng như chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, sau đó vụ việc có thể bị đưa ra tòa.

Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp vi phạm hoặc tái vi phạm các quy định của EU về yêu cầu vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, an toàn sản phẩm và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp có thể bị EU tiêu hủy hàng hóa, phạt tiền hoặc cấm nhập khẩu. Gần đây, EU đang thảo luận về việc triển khai một cơ chế cho phép EU chặn hàng hóa ngay tại biên giới EU nếu EU nghi ngờ hàng hóa sử dụng lao động bắt ép. Cơ chế này áp dụng cho những hàng hóa vi phạm nhân quyền nghiêm trọng (Theo Viện Phát triển bền vững quốc tế - IISD, 2021). Các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu chi tiết, giám sát chất lượng chặt chẽ để tránh xảy ra những tổn thất này và đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi.

Một phần của tài liệu quy dinh nhap khau hang hoa cua thi truong eu (6)-đã nén (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)