Vấn đề về chất lượng hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu quy dinh nhap khau hang hoa cua thi truong eu (6)-đã nén (Trang 107 - 108)

I. Những tồn tại của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang EU

4. Vấn đề về chất lượng hàng xuất khẩu

Qua phản ánh của một số doanh nghiệp tại EU, chất lượng hàng hóa của Việt Nam không ổn định. Nhiều mặt hàng, hàng mẫu và hàng giao sau khi ký hợp đồng rất khác nhau, hoặc chất lượng không đồng đều giữa các lô hàng. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp Việt Nam thu mua hàng từ nhiều nơi nên chất lượng không đồng đều, cũng có thể do doanh nghiệp Việt Nam cố tình làm ăn không trung thực, chỉ giữ đúng chất lượng trong những lô hàng đầu tiên.

Nhiều lô nông sản của Việt Nam xuất sang EU bị trả lại do tồn dư hoạt chất bị cấm hoặc các thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng cao hơn mức cho phép. Một số lô hàng thủy sản của Việt Nam cũng bị EU trả về do không đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, Tây Ban Nha từ chối nhập khẩu 8 lô hạt hạnh nhân có xuất xứ từ Australia và được chế biến tại Việt Nam do chứa chất aflatoxin vượt mức cho phép. Bỉ từ chối một lô hàng cá da trơn đông lạnh của Việt Nam. Áo, Thụy Sĩ và Na Uy đưa sản phẩm cá tra philê, tôm và cá rô phi

đông lạnh của Việt Nam vào diện giám sát với mức độ cảnh báo “chưa nghiêm trọng”. Pháp cảnh báo 1 lô hàng nhiễm chất cấm nghiêm trọng với một lô cá ngừ từ Việt Nam.

Việc nông sản Việt Nam xuất khẩu rồi bị trả lại đã diễn ra nhiều lần không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của nông sản Việt. Khi doanh nghiệp có hàng nông sản và muốn xuất khẩu vào một thị trường phải nắm được luật quốc tế. Đồng thời, phải tìm hiểu Luật cũng như các tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia đó, của từng địa phương để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu quy dinh nhap khau hang hoa cua thi truong eu (6)-đã nén (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)