I. Những tồn tại của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang EU
5. Hạn chế về năng lực cạnh tranh
Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như EU thực sự là một cuộc cạnh tranh khắc nghiệt giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các quốc gia khác. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thường có sự tương đồng về lợi thế như nhân công giá rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào; cũng như sự tương đồng về các sản phẩm tiềm năng như dệt may, da giày, nông sản,… nhân công, nguồn nguyên liệu, điều này tạo lên sức cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đối thủ cạnh tranh truyền thống của Việt Nam tại EU là Thái Lan và Trung Quốc, đối với mặt hàng gạo có thêm Campuchia. Chất lượng hàng hóa của các nước này thường được các nhà nhập khẩu EU đánh giá tốt hơn các sản phẩm của Việt Nam với các lý do cụ thể sau: • Hàng xuất khẩu của Việt Nam còn thiếu tính đa dạng, kỹ thuật sản xuất, chế biến chưa
cao dẫn đến chất lượng thường không đồng nhất và chưa ổn định;
• Quy mô sản xuất còn nhỏ, quy mô doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ nên chưa đảm bảo được nguồn cung lâu dài với số lượng lớn;
• Việc truy xuất nguồn gốc chưa rõ ràng và hàng hóa chưa có thương hiệu;
• Thiếu đầu tư về mẫu mã bao bì, đóng gói chưa bắt mắt, khó tiếp cận với khách hàng nước ngoài.
Ngoài ra, nhận thức và quan điểm của doanh nghiệp Việt Nam còn chậm thay đổi theo xu hướng thế giới. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam vẫn đi theo hướng tư duy sản xuất và xuất khẩu những gì mình có, chưa thật sự quan tâm đến sự thay đổi về chất lượng và mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng tại nước nhập khẩu. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt trên thị trường EU.