Ưu tiên cho đối tượng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 43)

doanh nghiệp

Gần 10 năm qua, thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 theo Quyết định 2457 của Thủ tướng Chính phủ, đã có những tiến bộ về ứng dụng công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội; nhưng chưa có nhiều kết quả rõ rệt về mặt làm chủ và tạo ra công nghệ cao. Một trong những lý do là nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Trên thực tế, tổng kinh phí cho các hoạt động khoa học - công nghệ của Bộ Công Thương giảm liên tiếp trong 2 năm 2016 và 2017, đến năm 2018 đã tăng trở lại ở mức độ khiêm tốn 2,3%. Nhưng điều đáng quan tâm là kinh phí dành cho các Chương trình quốc gia (trong đó có công nghệ cao) chiếm 43,9%, thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2018 với tỷ lệ trung bình trên 50%.

Nguồn vốn dành cho khoa học công nghệ nói chung và công nghệ cao còn hạn hẹp, trong lúc kỳ vọng

của Chính phủ rất lớn khi đặt mục tiêu đến 2020: Tạo ra được ít nhất 10 công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển khoảng 40 cơ sở ươm tạo công nghệ cao; phát triển được 20 cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt trình độ quốc tế.

của Chính phủ rất lớn khi đặt mục tiêu đến 2020: Tạo ra được ít nhất 10 công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; tăng giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; phát triển khoảng 500 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển khoảng 40 cơ sở ươm tạo công nghệ cao; phát triển được 20 cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt trình độ quốc tế. trung vào xây dựng những nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quy mô lớn, chuyển trọng tâm hỗ trợ từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu phát triển sản phẩm; đẩy mạnh sự phối hợp giữa cơ quan nghiên cứu

khoa học với lực lượng khoa học của các doanh nghiệp nhằm thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu, có khả năng sản xuất theo quy mô công nghiệp. Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang” là ví dụ điển hình cho sự phối hợp đó. Dự án do Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (Postef) làm chủ đầu tư xuất phát từ nhu cầu thị trường cáp quang của Việt Nam rất cao với giá trị khoảng 5 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2020. Việt Nam hiện có hàng chục doanh nghiệp sản xuất cáp quang cho mạng thông tin quang, nhưng toàn bộ sợi quang phục vụ sản xuất cáp quang phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc chủ động sản xuất sợi quang trong nước sẽ đem lại lợi thế về giá thành sản phẩm. Đây là công nghệ thế hệ mới mà Việt Nam và các nước trong khu vực chưa làm chủ và sản xuất được và thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định 66 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)