Vững tin khi có sự đồng hành

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 45 - 46)

Các dự án ứng dụng công nghệ cao và làm chủ, tạo ra công nghệ cao hiện đang gặp nhiều rủi ro. Khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ tiếp cận thị trường do còn nhiều rào cản nhận thức. Nhiều người vẫn cho rằng, về các mặt chất lượng, độ tin cậy, khả năng ứng dụng… của sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp trong nước không thể bằng hàng nhập khẩu. Hơn thế nữa, những sản phẩm của công nghệ cao trong nước thường là lần đầu tiên do Việt Nam sản xuất, nên

người tiêu dùng (bao gồm cả doanh nghiệp) có xu hướng sử dụng hàng nước ngoài do đã qua kiểm chứng.

Sản phẩm của công nghệ cao còn gặp khó khăn khi đấu thầu. Công nghệ cao có 4 lĩnh vực: Thông tin và truyền thông; vật liệu mới; công nghệ sinh học; tự động hóa. Đây là những lĩnh vực rất mới ở nước ta, trong khi Luật Đấu thầu đặt lên hàng đầu tiêu chuẩn đánh giá về “năng lực, kinh nghiệm” của doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Đây là vòng luẩn quẩn “con gà và quả trứng”. Vì lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam nên “năng lực” không bằng doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài; vì không được tham gia đấu thầu nên chưa có “kinh nghiệm” thực hiện thầu.

Với những rủi ro khi tham gia thị trường như trên, doanh nghiệp hết sức đắn đo trong quá trình lập dự án công nghệ cao. Trên con đường tiên phong ấy, biết bao những dấu hỏi khi đặt chân vào lĩnh vực mới mẻ, thị trường mới mẻ chưa được dự liệu một cách rành mạch, rõ ràng. Bởi thế, khi có sự đồng hành của cơ quan nhà nước trong thực hiện dự án, doanh nghiệp cảm thấy ấm lòng, vững tin hơn.

Thấy được đường đi còn nhiều trắc trở của các dự án công nghệ cao, những người làm công tác khoa học - công nghệ, Bộ Công Thương luôn kiên định với cách tiếp cận mới:

- Chủ động lựa chọn dự án tốt (có tính tiên phong về công nghệ, sức lan tỏa mạnh mẽ).

- Ưu tiên cho đối tượng doanh nghiệp thay vì trường, viện như trước kia.

- Chọn đúng khâu hỗ trợ cho thiết thực, hiệu quả n

45

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)