Hỗ trợ hai khâu quan trọng

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 47 - 48)

Những khó khăn nhất trong lập một dự án là lựa chọn thiết bị, công nghệ và thu xếp vốn với đối tác, Postef đã vượt qua. Những tưởng có thể dễ dàng “ôm” bộ hồ sơ xin được liệt vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định 66 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng đây là lần đầu tiên lập dự án loại này, nên hồ sơ chưa hợp lệ, đã từng bị trả về.

Khi “gõ cửa” Vụ khoa học công nghệ, Bộ Công Thương, xét thấy dự án thực sự xứng đáng được hưởng ưu đãi theo Quyết định 66, nhưng các cán bộ của Vụ cũng phải mất hàng tháng trời cùng Postef mới hoàn chỉnh được bộ hồ sơ chuẩn theo quy định. Cùng với đó, Vụ cũng trình duyệt kinh phí gần 7 tỷ đồng từ nguồn ngân sách hoạt động khoa học công nghệ của Bộ dành cho việc nghiên cứu giúp

47

Postef làm chủ quy trình công nghệ sản xuất ra sợi quang và quy trình công nghệ đo kiểm, kiểm tra tiêu chí chất lượng sản phẩm. Đây là 2 khâu quan trọng trong quy trình sản xuất ra một sản phẩm mới. Postef đã bắt đầu tiếp cận công nghệ sản xuất phôi (Perform) để từng bước làm chủ công nghệ cơ bản, là tiền đề vững chắc cho việc mở rộng sản xuất sợi quang theo tiêu chuẩn quốc tế G652.

Đến nay, dự án đã đi vào sản xuất, các thông số về kỹ thuật đã được kiểm chứng. Dây chuyền sản xuất chính (tháp kéo sợi) do NEXTROM (Phần Lan) cung cấp là tháp kéo sợi quang cao nhất tính đến thời điểm này, với tốc độ 3.000m sợi/phút, gấp rưỡi mức nền của phương pháp kéo sợi theo chiều thẳng đứng (2.000m sợi/phút).

Đặc biệt nhà máy được xây dựng để đáp ứng tiêu chuẩn sạch quốc tế cấp độ 6 do Công ty TAIKISHA (Nhật Bản) thiết kế và thi công theo hình thức chìa khóa trao tay EPC. Đây cũng là nhà máy

đầu tiên của Postef áp dụng mô hình sản xuất thông minh, xưởng thông minh và đạt mục tiêu nhà máy thông minh vào năm 2020.

6 mục tiêu của một dự án công nghệ cao, đến nay Postef đã đạt được.

Thứ nhất, công nghệ trong dự án là công nghệ thế hệ mới: Kéo sợi thẳng đứng mới nhất, được nhiều hãng sản xuất sợi quang lớn của các nước G7 sử dụng, thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo Quyết định 66.

Thứ hai, công nghệ được chuyển giao là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến đáp ứng 3 tiêu chí:

1. Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;

2. Có sức lan tỏa lớn (cung cấp cho hạ tầng viễn thông một hệ thống truyền dẫn tiên tiến với giá cả hợp lý).

3. Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;

4. Sản xuất sạch, thân thiện môi trường.

Thứ ba, xét về mục tiêu kinh tế - xã hội: Nâng cao sản lượng sản

xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, và tăng hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần giảm tỷ lệ nhập siêu cho đất nước. Sản xuất sợi quang thể hiện sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt Nam trong việc vươn lên làm chủ công nghệ tiên tiến và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.

Thứ tư, xét về mục tiêu khoa học và công nghệ: Làm chủ được công nghệ sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang.

Thứ năm, tạo lập mô hình quản lý, quản trị hiệu quả theo chuẩn mực quốc tế, tối ưu hóa sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thứ sáu, tận dụng nguồn lực sẵn có, đội ngũ kỹ sư của Postef có trình độ, năng lực, kinh nghiệm với tay nghề cao và Postef đã có sẵn 2 nhà máy sản xuất cáp quang đang hoạt động hết công suất, làm ăn có lãin

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)