Hiệu quả đầu tư cao

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 46)

Tháng 8/2019, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện (Postef) khánh thành Nhà máy sản xuất sợi quang có công suất 3,2 triệu km sợi quang/năm, đánh dấu bước chuyển lớn cho doanh nghiệp công nghệ viễn thông trong nước chủ động nguồn nguyên liệu, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên ở Đông Nam Á sản xuất được vật liệu này. Viện Kỷ lục Việt Nam đã thiết lập hồ sơ đề xuất kỷ lục: Nhà máy sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang đầu tiên của Việt Nam.

Có lẽ, ít ai biết rằng, từ năm 2014, ông Trần Hải Vân - Giám đốc Postef đã âm thầm ấp ủ ý tưởng xây dựng Nhà máy sản xuất sợi quang. Lúc đó, Việt Nam đã có hàng chục đơn vị sản xuất cáp quang cho mạng thông tin quang, nhưng toàn bộ sợi quang phục vụ sản xuất cáp quang phải nhập từ nước ngoài. Sản lượng nhập khẩu phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch phân phối hàng năm của các hãng lớn khiến các doanh nghiệp sản xuất cáp quang phải chạy đôn chạy đáo khi có đơn hàng lớn.

Đi sâu vào tìm hiểu, ông Vân càng thêm vững tâm khi biết hệ

thống truyền dẫn tín hiệu trên sợi quang đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Năm 2011 thế giới sử dụng 147 triệu km cáp quang, đến năm 2014 đã là 172 triệu km. Dự báo đến 2017 tiếp tục tăng mạnh lên 204 triệu km. Ở Việt Nam, các tuyến cáp quang được hình thành với tốc độ phi mã, đặc biệt là các tuyến cáp biển kết nối quốc tế, tuyến đường trục xuyên quốc gia. Mạng truyền thông quang được triển khai trong tất cả các loại hình truyền thông, từ điện thoại, truyền hình đến internet thay thế cho mạng

cáp đồng do nhiều ưu điểm về công nghệ và kinh tế. Báo cáo kế hoạch 10 năm (2010-2020) chỉ ra nhu cầu cáp quang của Việt Nam rất cao với giá trị khoảng 8,5 tỷ USD - một thị trường sợi quang đầy tiềm năng. Hơn thế nữa, có nhiều dự báo về mặt công nghệ rằng, trong10 năm tới chưa có phương thức truyền dẫn nào tốt hơn truyền dẫn tín hiệu trên sợi quang, đã cho thấy hiệu quả đầu tư ở mức rất cao.

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)