Mang dấu ấn của hội nhập,

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 49 - 51)

của hội nhập, hợp tác và phát triển THÀNH TỰU

Ông Mùa A Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên ĐỊA PHƯƠNG

49

nghèo trên địa bàn được triển khai tích cực. Các Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số được duy trì tốt và triển khai có hiệu quả. Lĩnh vực giáo dục được đặc biệt quan tâm, tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường tiếp tục tăng.

Có thể nhận thấy, Điện Biên đã trải qua một giai đoạn lịch sử quan trọng, đánh dấu sự phát triển toàn diện mọi mặt. Diện mạo tỉnh nhà có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

PV: Xin ông cho biết những kết quả bước đầu đạt được? Những khó khăn thách thức trong quá trình triển khai các chính sách nhằm phát triển kinh tế Điện Biên, đặc biệt là ngành Công Thương?

ÔNG MÙA A SƠN: Thời gian

qua, tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp để tạo động lực, sự đột phá trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư vào tỉnh.

Đặc biệt, về cải thiện môi trường kinh doanh, Điện Biên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng; tổ chức gặp gỡ đối thoại trực tiếp và kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư… Qua đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018 tăng 6 bậc so với năm 2016.

Tỉnh đang có chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Những Dự án Điện Biên kêu gọi đầu tư hiện nay về Thủy điện, Thương mại Dịch vụ, Khu cụm công nghiệp, … Hiện, đã có một số nhà đầu tư lớn đang quan tâm như Tập đoàn TH Truemilk, Vietjet, Vingroup, FLC…

Với những nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh hàng năm, toàn tỉnh hiện nay có khoảng 1.268 doanh nghiệp.

Những năm qua, Điện Biên đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Điện Biên là một tỉnh miền núi

còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ. Hạ tầng chưa đủ đáp ứng cho sản xuất hàng hoá và phát triển dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Bên cạnh đó, do giao thông đi lại khó khăn, chí phí lưu thông cao nên việc thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào sản xuất công nghiệp, thương mại còn hạn chế. Hạ tầng thương mại, công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa. Sản xuất còn mang tính chất tự cung tự cấp cũng phần nào ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp thương mại của tỉnh.

PV: Vậy hướng phát triển sắp

tới là gì để phát huy được tiềm năng của địa phương, thưa ông?

ÔNG MÙA A SƠN: Điện

Biên có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, khoáng sản, thủy điện, du lịch, có lợi thế trong phát triển nông lâm nghiệp… Đây là điều kiện thuận lợi để có thể phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Điện Biên còn có các lợi thế như có sân bay; có hai cửa khẩu quốc tế Việt - Lào, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Tây Trang và khu kinh tế cửa khẩu được đầu tư, lối mở A Pa Chải trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, có đường xuyên Á dự kiến đi qua địa bàn, đang và sẽ tạo cơ hội phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao thương quốc tế, phát triển du lịch và dịch vụ vận tải quốc tế.

Hướng phát triển công nghiệp của tỉnh là khai thác tối đa các tiềm năng khoáng sản; thuỷ điện; phát triển sản xuất gắn với chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu. Hình thành một số mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.

PV: Xin cảm ơn ông!

50

Trong bối cảnh trên,

ngành Tuyên giáo đã bám sát định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh ủy thực hiện tốt nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch đã đề ra, đồng thời bám sát thực tiễn, tích cực, chủ động thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với các sở, ngành, đơn vị trong khối tư tưởng văn hóa, khoa giáo ở Điện Biên có nhiều chuyển biến tích cực, đổi mới về nội dung và phương thức phối hợp, tạo những chuyển biến quan trọng, góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời chủ động tuyên truyền hướng tới đại hội Đảng các cấp, nhất là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh. Ngoài việc hướng một số nội dung cần tập trung tuyên truyền như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 (khóa XII), Nghị quyết số 37-NQ/ TW của Bộ Chính trị về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; Chỉ thị số 35- CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XIII của Đảng; Tuyên truyền hướng tới các ngày lễ lớn của tỉnh.

Điểm mới trong công tác tuyên truyền của Ban là sự chủ động hơn về kế hoạch, hướng dẫn tuyên truyền sự kiện; định hướng nội dung, đổi mới cách thức thông tin về những vấn đề trọng tâm được Trung ương, Quốc hội, tỉnh thảo luận, quyết định; phản ánh không khí dân chủ của Hội nghị Trung ương 9, 10 khóa XII, kỳ họp 7 Quốc hội khóa XIV; các hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kỳ họp lần thứ 9 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV.

Công tác phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với các sở, ngành, đơn vị trong khối tư tưởng văn hóa, khoa giáo có nhiều chuyển biến tích cực, đổi mới về nội dung và phương thức phối hợp, tạo chuyển biến quan trọng. Việc phối hợp tập trung vào công tác xây dựng và thẩm định các văn bản, đề án trình Ban Thường vụ cấp ủy; xử lý, giải quyết các vụ việc, vấn đề nhạy cảm; từng bước đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát TUYÊN GIÁO ĐIỆN BIÊN:

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)