Hiện đại hóa tự động hóa giúp quản lý hàng hóa an toàn, hiệu quả

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 66 - 69)

lý hàng hóa an toàn, hiệu quả

Theo báo cáo tại hội nghị về công tác quản lý hàng hóa

giai đoạn 2017 - 2019 diễn ra vừa qua, Petrolimex Sài Gòn đã tổ chức thực hiện an toàn - hiệu quả công tác quản lý hàng hóa trong toàn Công ty. Tổng sản lượng nhập xuất qua Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè đạt ở mức cao (2017: 5,4 triệu

m3/tấn, 2018: 5,8 triệu m3/tấn, 9T2019: 4,3 triệu m3/tấn).

Số lượng tàu nhập có xu hướng tăng (2018 tăng 17% so với 2017), thời gian thực hiện các công đoạn nhập hàng được tiết giảm từ 8,5 giờ/tàu (2017) xuống còn 6,8 giờ/tàu (2019); sản lượng xuất đường bộ tiếp tục tăng với biên độ 10%/năm; tỷ lệ hao hụt thực tế ổn định và đạt ở mức tối ưu.

Các đợt pha chế, phối trộn được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình đảm bảo thành phẩm đạt chất lượng theo QCVN và TCCS đã công bố; được Trung tâm Kỹ thuật 3 (QUATEST 3) hợp quy tại bể pha chế và cấp giấy chứng nhận hợp quy trước khi phân phối.

Công tác xuất cấp hàng hóa liên tục được cải tiến như tinh gọn quy trình thủ tục, áp dụng CNTT - Tự động hóa, kiểm soát chất lượng - số lượng nghiêm ngặt cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị / bộ phận đã mang lại hiệu quả rõ nét.

Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục cải tiến, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật - thiết bị, kiện toàn và đổi mới công tác tổ chức quản lý điều hành, công tác tạo nguồn từ công đoạn nhập - xuất - tồn chứa, pha chế, quản lý bán hàng, quản lý hao hụt và đảm bảo số lượng - chất lượng vững chắc theo các tiêu chuẩn và quy định của Nhà nước.

66

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

Đúng với tên gọi “cao thế”, nghề của những

người thợ điện này luôn phải thao tác trên những trụ điện cao chót vót, túc trực ngày đêm trên những đường dây truyền tải đảm bảo cho dòng điện được thông suốt, ổn định, có mặt ngay trên những điểm nóng, hoặc khi nào có sự cố về điện. Đó là công việc thường ngày của những người công nhân điện trên đường dây cao thế. Đây là công việc không những đòi hỏi về tay nghề kỹ thuật cao mà còn phải có sự say mê và tinh thần cống hiến.

Anh Nguyễn Thế Nam - Đội đường dây, Công ty Lưới điện Cao thế TP. Hà Nội chia sẻ rằng:Muốn làm được công việc đặc thù này, người thợ điện phải trải qua quá trình đào tạo, cộng với kinh nghiệm thực tế hàng ngày rất quan trọng. Trong công việc này, kiểm tra đường dây là công việc đi bộ dọc tuyến đường dây, tăng cường kết cấu lưới, đắp bổ sung lốc cột bị sói mòn, thay thế các thiết bị điện bị hư hỏng để tạo độ vững chắc cho cột.

Anh em cao thế vừa phải biết tình hình mưa gió trên địa bàn, vừa phải thông thuộc địa hình rừng đồi. Những khu vực có cây cao ảnh hưởng đến khoảng cách an toàn lưới điện vẫn được thợ điện cao thế đến tận nơi để chặt tỉa cây hàng tháng, đặc biệt có những thời điểm cây mọc nhanh, mới tuần trước chặt mà tuần sau đã lên cao như cũ.

Đường dây cao thế trên địa bàn Hà Nội phủ khắp trên diện rộng, phía Nam ra Hà Nam, phía Tây lên đến Vật Lại - Ba Vì, phía Bắc phủ đến Trung Dã - Sóc Sơn và hướng Đông vươn ra hết Phố Nối - Hưng Yên. Từ ngày địa bàn Hà Nội mở rộng, lưới điện phát triển về

quy mô và diên tích nên anh em đi làm vất vả hơn. Khác với những công nhân điện tại đường dây hạ thế, thợ điện cao thế luôn mang trong mình túi đồ gồm nhiều thứ như kìm, mỏ lết và dao cưa. Đặc thù công việc của các anh là ban ngày đi kiểm tra định kỳ trên lưới, ban đêm kiểm tra các đường dây và ứng trực liên tục khi có kiểm tra đột xuất trước các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của thành phố hay trước các kỳ thi Quốc gia diễn ra tại Hà Nội.

Thời tiết bước sang mùa hè hay xảy ra mưa giông trên địa bàn. Nhiều đêm mưa bão sấm chớp, sét đánh vào đường dây, vừa tan ca đi làm về nhà, nhận được tin báo thời tiết gây ảnh hưởng tới đường dây, các anh Những “nốt nhạc màu cam”

l NGÂN QUYÊN

ĐÓ LÀ NHỮNG CÁI TÊN THÂN THUỘC VÀ GẦN GŨI CỦA NGƯỜI DÂN SINH SỐNG QUANH KHU VỰC CÓ ĐƯỜNG DÂY CAO THẾ TẠI HÀ NỘI ĐẶT CHO CÁC ANH THỢ ĐIỆN ĐANG THAO TÁC TRÊN DÂY ĐIỆN NHƯ NHỮNG “NỐT NHẠC” ĐẶT TRÊN “KHUÔNG NHẠC” LƠ LỬNG GIỮA BẦU TRỜI KHÔNG QUẢN NGÀY ĐÊM.

Tuyên truyền với nhân dân về công tác an toàn hành lang lưới điện

67

thợ điện cao thế lại xách đồ và mặc áo mưa, đi đến nơi có vấn đề do thời tiết gây ra để kiểm tra kịp thời, phòng trường hợp gió lốc thổi bạt che bay vào đường dây, gây mất an toàn lưới điện.

Nhọc nhằn có lẽ là từ khái quát tương đối đầy đủ về những vất vả, cực khổ và hiểm nguy đối với những công nhân lưới điện cao thế trên địa bàn Hà Nội. Bất kể ngày đêm, mưa nắng, họ luôn sẵn sàng nhận lệnh, nhanh chóng lên đường khắc phục sự cố trong thời gian ngắn nhất để nối thông dòng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Công việc của họ là vậy, điện thoại luôn phải thường trực 24/24, nhận được thông báo là lên đường, đến bữa nhiều khi chỉ ăn vội chiếc bánh mì, suất cơm hộp hay gói lương khô để tranh thủ thời gian xử lý sự cố... Vào mùa mưa, sự cố xảy ra nhiều không lường trước được. Trong khi đó, xử lý sự cố điện luôn phải chạy đua với thời gian để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng được sớm nhất.

Bên cạnh những khi thao tác ngoài lưới điện cùng với đồ nghề và dây cuốn quanh người, mỗi anh em trong Đội đường dây đều ý thức bản thân là 1 tuyên truyền viên, đưa thông tin về ngành Điện Thủ đô đến cho khách hàng sử dụng điện. Cung

cấp cho người dân các nội dung về an toàn lưới điện để phòng tránh những nguy cơ gây mất an toàn điện do khí hậu, thiên tai gây ra.

Công việc nghề thợ điện không thể làm qua loa, đại khái. Người công nhân đường dây phải đi kiểm tra rất kỹ lưỡng thì mới có thể phát hiện kịp thời các hư hỏng hay các hiện tượng vi phạm hành lang an toàn đường dây dẫn điện… để ngăn chặn kịp thời những nguy cơ đe dọa đến sự vận hành an toàn của đường dây cáp điện. Những tưởng là đơn giản nhưng vất vả vô cùng, bởi người thợ điện không chỉ phải giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có trái tim biết cảm thông, sẻ chia với mọi người.

Lưới điện 110kV liên tục phát triển, mở rộng phục vụ phát triển nền kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của người dân đang ngày một tăng lên, những yêu cầu trong vận hành, cung cấp điện liên tục, ổn định vì thế mà khắt khe, chặt chẽ hơn. Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ quan trọng đó, Công ty lưới điện Cao thế TP. Hà Nội luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật - vận hành, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, học hỏi nâng cao trình độ, nhằm đảm bảo lưới điện vận hành đảm bảo liên tục, ổn định, an toàn và chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng được nâng caon

68

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

Để đảm bảo an toàn cũng

như thực hiện các dự án đường dây truyền tải điện, người dân hiểu sự nguy hiểm khi trồng cây cao vi phạm an toàn hành lang lưới điện nhưng vì một số lý do mà nhiều hộ gia đình vẫn kiên quyết không cho chặt cây, hay đồng ý giải phóng mặt bằng. Những lúc như thế, dù thời tiết có khắc nghiệt, ở rừng sâu, núi cao, “người lính truyền tải” vẫn phải kịp thời đến từng nhà dân, nắm bắt, tìm hiểu, tìm cách tuyên truyền vận động. Xong để vận dụng thực tế khi tiếp xúc, giải quyết những va chạm, vướng mắc với người dân, không phải là việc làm dễ mà ai cũng có thể làm tốt.

Anh Cao Ngọc Huyền, công nhân bậc 6/7 của Đội Truyền tải điện Đồng Hới, Truyền tải điện Quảng Bình là người đã nhận được nhiều bằng khen về dân vận, được đơn vị tin tưởng giao nhiệm vụ vận động nhân dân các “điểm nóng” trên tuyến cho biết: Chúng tôi là những người lính truyền tải làm công tác dân vận thực thụ bởi đường dây 500Kv, 220Kv, có nhiều

đoạn đi qua những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, núi cao, hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, tập tục canh tác lạc hậu, đời sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần. Mỗi lần tuyên truyền, thuyết phục được người dân chấp hành, người lính truyền tải phải kiên trì, đi lại, gần gũi, sống hòa mình với người dân để giúp đỡ,

tuyên truyền họ hiểu và chấp hành. “Tôi nghĩ Dân vận tốt đơn giản chỉ là những lời nói, việc làm của mình sao cho thấu tình, đạt lý để bà con tin tưởng, ủng hộ công việc của mình. Và muốn như vậy, trước hết phải đảm bảo hài hoà lợi ích hai bên, tôn trọng tài sản của nhân dân. Khi thường xuyên qua lại kiểm tra, sửa chữa đoạn tuyến, cần tìm hiểu Lính truyền tải

Một phần của tài liệu TCCT-So-10-Online (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)