Thay đổi về khẩu phần bữa ăn ca

Một phần của tài liệu Thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương. (Trang 68)

3.2.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.12. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu can thiệp

Đặc điểm Nam (n = 23) Nữ (n = 66)

Tuổi trung bình () 37,37 ± 11,6 34,69 ± 6,8 Cân nặng trung bình (kg) 55,79 ± 9,3 48,83 ± 5,0 Chiều cao trung bình (cm) 162,32 ± 4,6 152,65 ± 4,3 Vòng eo trung bình (cm) 76,8 ± 10,2 71,2 ± 15,9 BMI trung bình (kg/m2) 21,21 ± 3,1 21,05 ± 1,8

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD

Kết quả nghiên cứu tại bảng trên cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu nam giới là 37,37 ± 11,6, nữ giới là 34,69 ± 6,8 tuổi với cân nặng trung bình nam giới 55,79 ± 9,3 kg, nữ giới là 48,83 ± 5,0 kg; chiều cao trung bình nam giới 162,32 ± 4,6 cm, nữ giới là 152,65 ± 4,3cm, vòng eo trung bình của nam giới cao hơn nữ giới lần lượt là 76,8 ± 10,2 cm và 71,2 ± 15,9; BMI trung bình nam giới 21,21 ± 3,1 kg/m2, nữ giới là 21,05 ± 1,8 kg/m2.

3.2.2.2. Mức tiêu thụ thực phẩm trong khẩu phần

Bảng 3.13. Mức tiêu thụ thực phẩm trong KP ăn thực tế của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp

Nhóm thực phẩm

Mức tiêu thụ trung bình/bữa Trước can thiệp

(n=89)

Sau can thiệp

(n=89) p* 1. Nhóm ngũ cốc, khoai củ và chế phẩm (g) 166,8 ± 31,4 133,6 ± 29,5 <0,01 2. Nhóm dầu, mỡ (g) 2,5 ± 0 8 ± 0 <0,01 3. Các loại đậu và chế phẩm (g) 55 ± 10,6 39,1 ± 10,7 <0,01 4. Rau củ xanh sẫm, vàng đỏ (g) 84,9 ± 37,5 53,9 ± 21,3 <0,01 5. Rau quả khác (g) 0,4 ± 0 125,5 ± 16,7 <0,01 6. Thịt và cá (g) 64,6 ± 13,7 159,5 ± 24,8 <0,01 7. Sữa và các chế phẩm (g) 0 ± 0 110 ± 0 <0,01 8. Bánh kẹo ngọt (g) 0,4 ± 0 0 ± 0 >0,05

9. Đồ uống có cồn (g) 0 ± 0 0 ± 0 -

10. Gia vị (g) 9,2 ± 0 6,9 ± 0 <0,01

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD; * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp; Gia vị bao gồm muối, bột canh, hạt nêm, mì chính

Kết quả nghiên cứu tại bảng trên chỉ ra rằng, trước can thiệp, thực phẩm được tiêu thụ trung bình cao nhất là nhóm ngũ cốc (166,8g), kế đến là nhóm rau củ xanh sẫm, vàng đỏ (84,9g), thịt và cá (64,6g); đậu và các chế phẩm (55g). Nhóm rau quả khác và nhóm sữa hầu như không được tiêu thụ.

Sau can thiệp, lượng thực phẩm tiêu thụ trung bình cao nhất trong suất ăn thực tế của công nhân là ở nhóm thịt và cá (159,5g), kế đến là nhóm ngũ cốc (133,6g) và rau quả (125,5g). Khẩu phần thực tế của công nhân không có tiêu thụ các thực phẩm thuộc nhóm bánh kẹo ngọt và đồ uống có cồn.

Trước can thiệp, tiêu thụ thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc, nhóm đậu và rau quả cao hơn sau can thiệp. Nhưng tiêu thụ rau quả và thịt cá, đặc biệt là sữa sau can thiệp lại cao hơn so với trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tiêu thụ gia vị sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (p<0,01).

3.2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần

Bảng 3.14. Giá trị dinh dưỡng của suất ăn cung cấp

Phân tích về giá trị dinh dưỡng suất ăn cung cấp cho thấy tỷ lệ các chất sinh năng lượng P: L: G trong khẩu phần của suất ăn trước can thiệp là 13: 30: 57. So với khuyến nghị thì lượng lipid trong khẩu phần suất ăn mẫu cao hơn rất nhiều, khẩu phần thiếu cân đối về các chất sinh năng lượng. Sau can thiệp, khẩu phần đạt cân đối so với khuyến nghị với tỷ lệ P:L:G là 19:22:59. Năng lượng do lipid cung cấp giảm hẳn so với trước khi can thiệp, trong khi đó, năng lượng do protein cung cấp tăng lên đáng kể.

Bảng 3.15. Giá trị năng lượng và các chất sinh năng lượng trong khẩu phần thực tế của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp

Năng lượng

và các chất sinh năng lượng

Giá trị trung bình

p*

Trước can thiệp (n=89)

Sau can thiệp (n=89) Các tỷ lệ NCDDKN Trước can thiệp

(n=89)

Sau can thiệp (n=89)

Năng lượng (Kcal) 849 - 968 1092,4 973,4

Tỷ lệ P:L:G Protein (%) 13-20 13 19 Lipid (%) 18-25 30 22 Glucid (%) 55-65 57 59 PĐV/PTS (%) ≥30 28,7 58,9 LĐV/LTS (%) <60 78,7 58,8 Canxi/Photpho 0,8-1,5 0,54 0,95 Chất xơ (g)/1000 Kcal 14 2,1 3,6 Sắt (mg) 4,76 - 11,88 6,09 7,7 Kẽm (mg) 3,2 - 4 3,37 4,2 Canxi (mg) 320 - 400 225,09 501,2

Năng lượng (Kcal) 939 ± 139,6 882,4 ± 99,3 <0,01 Protein (g) Tổng số 30,7 ± 4,5 48 ± 4,9 <0,01 Động vật 8,9 ± 1,9 32,4 ± 4,4 <0,01 Lipid (g) Tổng số 32,2 ± 5,6 24,4 ± 2,5 <0,01 Động vật 25,2 ± 5,4 14,9 ± 2,6 <0,01 Glucid (g) 132,1 ± 24,2 118,3 ± 22 <0,01

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD

* Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau can thiệp, năng lượng và lượng lipid, glucid trong khẩu phần thực tế của công nhân đều cao hơn so với trước can thiệp, lần lượt là 939 Kcal với 882,4 Kcal; 32,2g với 24,4g và 132,1g với 118,3g. Sau can thiệp lượng protein trong khẩu phần thực tế là 48g, cao hơn nhiều so với trước can thiệp là 30,7g. Sự khác biệt về năng lượng và các chất dinh dưỡng trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Bảng 3.16. Vi khoáng chất và chất xơ trong khẩu phần thực tế của CN trước và sau 3 tháng can thiệp

Các chất

Giá trị trung bình

p*

Trước can thiệp (n=89)

Sau can thiệp (n=89)

Chất xơ (g) 1,7 ± 0,4 3,4 ± 0,5 <0,01

Canxi (mg) 186,8 ± 42,1 460,1 ± 73,5 <0,01

Sắt (mg) 5,1 ± 0,9 6,5 ± 1,0 <0,01

Kẽm (mg) 2,8 ± 0,5 3,5 ± 0,5 <0,01

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD

* Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp

Kết quả bảng trên chỉ ra đa số các vitamin và khoáng chất, chất xơ trong khẩu phần thực tế của công nhân sau can thiệp đều cao hơn nhiều so với trước khi can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

3.2.2.4. Tính cân đối khẩu phần

Bảng 3.17. Tính cân đối khẩu phần trong suất ăn thực tế của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Kết quả bảng trên cho thấy trước can thiệp công nhân ăn một khẩu phần thiếu cân đối tỷ lệ các chất sinh năng lượng (P:L:G là 13:31:56), đặc biệt lượng lipid trong khẩu phần cao (31%), nhưng sau can thiệp, khẩu phần ăn đã thay đổi rõ rệt, tỷ lệ giữa ba chất sinh năng lượng khá cân đối với tỷ lệ P:L:G là 21:25:54. Về cân đối vitamin, hàm lượng vitamin B2/000kcal của suất ăn thực tế trước can thiệp thấp hơn NCKN. Sau can thiệp, lượng vitamin và khoáng chất cũng đạt vượt mức so với khuyến nghị (p<0,05). Các tỷ lệ NCDDKN Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) p* Tỷ lệ P:L:G Protein (%) 13-20 13,1 ± 1 21,9 ± 2,1 <0,05 Lipid (%) 18-25 31 ± 4,7 25,1 ± 3,4 <0,05 Glucid (%) 55-65 56,1 ± 4,9 53,2 ± 5,2 <0,05 PĐV/PTS (%) ≥30 29,1 ± 5,3 67,3 ± 5,5 <0,05 LĐV/LTS (%) <60 77,2 ± 6,2 60,8 ± 4,4 <0,05 Canxi/Photpho 0,8-1,5 0,53 ± 0,1 0,86 ± 0,1 <0,05 Chất xơ (g)/1000 kcal 14 1,8 ± 0,4 3,4 ± 0,5 <0,05 Sắt (mg) 4,76 - 11,88 5,1 ± 0,9 6,5 ± 1 <0,05 Kẽm (mg) 3,2 - 4 2,8 ± 0,5 3,5 ± 0,5 <0,05 Canxi (mg) 320 - 400 186,8 ± 42,1 460,2 ± 73,5 <0,05

3.2.2.5. Mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của khẩu phần

Bảng 3.18. Mức đáp ứng nhu cầu năng lượng, các chất sinh năng lượng và khoáng chất trong khẩu phần ăn thực tế của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp so với

khuyến nghị

Các giá trị dinh

dưỡng NCDDKN

Mức đáp ứng NCKN (%) Trước can thiệp

(n=89)

Sau can thiệp

(n=89) *p

Năng lượng (Kcal) 849 - 968 101,2 ± 15,9 99,7 ± 10,8 <0,01

Protein (g) 24,0-28,0 66,5 ± 9,7 104,2 ± 10,6 <0,01 Lipid (g) 17,6-22,8 136,0 ± 23,8 102,8 ± 10,75 <0,01 Glucid (g) 112-148 109,9 ± 21,4 98,1 ± 18,1 <0,01 Chất xơ (g) 14g/1000kcal 13,2 ± 3,0 24,0 ± 3,7 <0,01 Canxi (mg) 320 - 400 58,4± 13,03 143,9 ± 28,3 <0,01 Sắt (mg) 4,76-11,88 98,3 ± 45,5 130,3 ± 52,3 <0,01 Kẽm (mg) 3,2 - 4 88,3 ± 10,9 118,5 ± 13,7 <0,01

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD

* Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp Phân tích mức đáp ứng năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng trong khẩu phần thực tế của công nhân cho thấy năng lượng khẩu phần trước can thiệp đáp ứng cao hơn 6,5% so với sau can thiệp, với hàm lượng lipid cao vượt mức khuyến nghị đến 36%, tuy nhiên mức đáp ứng protein trước can thiệp chỉ đạt mức thấp 66,5%. Bên cạnh đó hàm lượng các khoáng chất và chất xơ trong khẩu phần trước can thiệp đều chưa đáp ứng NCDDKN. Khẩu phần sau can thiệp cân đối hơn đáp ứng tương đương hoặc vượt mức NCDDKN, sự khác biệt về mức đáp ứng nhu cầu năng lượng, các chất sinh năng lượng và khoáng chất của khẩu phần trước và sau can thiệp có YNTK (p<0,01).

3.2.3. Thay đổi tình trạng dinh dưỡng của công nhân sau can thiệp 3 tháng 3.2.3.1. Sự thay đổi cân nặng và vòng eo sau 3 tháng can thiệp

Bảng 3.19. Sự thay đổi cân nặng và vòng eo trước và sau 3 tháng can thiệp

Chỉ số Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) Chênh lệch trước sau *p Cân nặng (kg) 50,34 ± 7,03 50,98 ± 7,13 0,63 ± 1,48 <0,01 Vòng eo (cm) 72,7 ± 14,7 73,1 ± 11,4 0,39 ± 15,6 >0,05

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD

* Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình cân nặng của đối tượng sau can thiệp là 50,98 kg, tăng hơn so với cân nặng trung bình trước can thiệp 0,63 kg, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết quả nghiên cứu chưa nhận thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê về số đo vòng eo của đối tượng giữa thời điểm trước và sau can thiệp

(p>0,05).

* Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp

p = 0,089

p = 0,6

Biểu đồ 1: Sự thay đổi cân nặng công nhân trước và sau can thiệp 3 tháng phân loại theo BMI (n = 89 người)

Kết quả trình bày trong biểu đồ cho thấy trung bình cân nặng của các nhóm đối tượng có BMI <18,5 và nhóm đối tượng có 18,5 ≤ BMI < 25 sau can thiệp tăng hơn so với trước can thiệp tương ứng là (41,7±2,4kg với 42,5±3,1kg) và (50,3±5,4kg với 51,0±5,9kg). Trung bình cân nặng ở nhóm có BMI ≥ 25 giảm hơn trước can thiệp tương ứng 67,9±6,0kg với 66,6±5,5kg; sự khác biệt về cân nặng trước và sau can thiệp ở nhóm 18,5 ≤ BMI < 25 có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Biểu đồ 2: Sự thay đổi cân nặng công nhân sau can thiệp 3 tháng phân loại theo giới tính (n = 89 người)

Kết quả trình bày trong biểu đồ cho thấy trung bình cân nặng nhóm nữ giới sau can thiệp tăng hơn so với trước can thiệp tương ứng là 48,7 ± 5,1kg và 49,0 ± 5,0kg, tuy nhiên sự khác biệt chưa có YNTK (p>0,05); trung bình cân nặng của nam sau can thiệp tăng hơn trước can thiệp tương ứng 55 ± 9,5kg và 56,6 ± 9,2kg; sự khác biệt có YNTK (p<0,05). * Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp

p < 0,01

3.2.3.2. Thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số BMI sau 3 tháng can thiệp

Bảng 3.20. Sự thay đổi BMI trung bình trước và sau 3 tháng can thiệp

BMI (kg/m2) Trước can thiệp (n=89) Sau can thiệp (n=89) Chênh lệch BMI trước sau CT *p BMI <18,5 17,3 ± 1,2 17,6 ± 1,3 0,4 ± 0,4 >0,05 18,5 ≤ BMI < 25 21,1 ± 1,4 21,4 ± 1,5 0,3 ± 0,5 <0,05 BMI ≥ 25 26,5 ± 2,0 26,0 ± 1,2 -0,5 ± 1,4 >0,05 Chung 20,96 ± 2,2 21,2 ± 2,1 0,25 ± 0,6 <0,01

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD

* Paired – samples t test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp

Phân tích sự thay đổi BMI trước và sau can thiệp cho thấy các đối tượng có 18,5 ≤BMI<25 và BMI <18,5 đều tăng lên sau can thiệp, chênh lệch trung bình BMI trước và sau can thiệp của 2 nhóm lần lượt là 0,3 ± 0,5 và 0,4 ± 0,4 kg/m2. Bên cạnh đó, BMI trung bình của nhóm đối tượng có BMI >25 giảm hơn sau can thiệp 0,5±1,4 kg/m2. Trung bình chung BMIsau can thiệp là 21,2 kg/m2, tăng hơn so với BMI trung bình trước can thiệp 0,25 kg/m2, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Bảng 3.21. Thay đổi tình trạng dinh dưỡng công nhân theo chỉ số BMI trước và sau 3 tháng can thiệp theo giới tính

Tình trạng dinh dưỡng Tỷ lệ % *p Nam (n = 23) Nữ (n = 66) Chung (n = 89) Trước can thiệp BMI <18,5 18,8 6,7 9,8 >0,05 18,5 ≤ BMI < 25 68,7 91,1 82,8 BMI ≥ 25 12,5 2,2 7,4 Sau can thiệp BMI < 18,5 12,5 4,4 6,6 <0,05 18,5 ≤ BMI < 25 75,0 95,6 87,1 BMI ≥ 25 12,5 0 6,3

** Anova test so sánh sự khác biệt trung bình giữa ba nhóm nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trước can thiệp, nhóm nam giới có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân béo phì đều cao hơn so với nhóm nữ (lần lượt là 18,8% với 6,7%, và 12,5% với 2,2%), sự khác biệt về TTDD theo BMI trước can thiệp ở 2 giới không có YNTK (p>0,05). Sau can thiệp, nam giới có 12,5% thiếu năng lượng trường diễn và 12,5% thừa cân béo phì, trong khi nhóm nữ giới chỉ có 4,4% thiếu năng lượng trường diễn và không còn ai thừa cân, béo phì, sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng theo BMI giữa các nhóm đối tượng sau can thiệp có YNTK (p<0,05).

Bảng 3.22. BMI trung bình của công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp theo giới tính

Giới tính BMI trước CT (kg/m(n = 89) 2) BMI sau CT (kg/m(n = 89) 2) p

Nam 20,9 ± 3,2 21,5 ± 2,9 < 0,05

Nữ 21,0 ± 1,8 21,1 ± 1,8 > 0,05

Chung 20,96 ± 2,2 21,2 ± 2,1 < 0,05

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD

* Paired – samples t test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp

Kết quả nghiên cứu chỉ ra BMI trung bình trước và sau can thiệp là 20,96 ± 2,2 và 21,2 ± 2,1 kg/m2, sự khác biệt có YNTK (p<0,05).Trong đó BMI trung bình trước và sau can thiệp của nam là 20,9 ± 3,2 kg/m2 và 21,5 ± 2,9 kg/m2 (p<0,05), của nữ là 21,0 ± 1,8 và 21,1 ± 1,8 kg/m2 (p>0,05).

Biểu đồ 3: Sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo BMI sau 3 tháng can thiệp

Kết quả tại biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ đối tượng thiếu năng lượng trường diễn (BMI <18,5) và các đối tượng có thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25) đã giảm rõ rệt sau can thiệp, trong khi tỷ lệ các đối tượng có mức BMI bình thường (18,5 ≤ BMI < 25) tăng lên sau can thiệp.

3.2.3.3. Thay đổi tình trạng thiếu máu của công nhân sau 3 tháng can thiệp

Bảng 3.23. Sự thay đổi hàm lượng hemoglobin trước và sau 3 tháng can thiệp theo giới tính Hemoglobin trước CT (g/L) Hemoglobin sau CT (g/L) Hb tăng (g/L) p* Nam (n = 23) 141,8 ± 7,1 143,9 ± 6,4 2,15±3,51 < 0,05 Nữ (n = 66) 124,1 ± 11,1 127,2 ± 10,5 3,14±3,11 < 0,05 Chung (n = 89) 128,7 ± 12,8 131,6 ± 12,1 2,88 ± 3,2 < 0,05

Số liệu trình bày dưới dạng TB ± SD

* Paired – samples T test so sánh sự khác biệt trung bình ghép cặp trước-sau can thiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình hàm lượng hemoglobin trước can thiệp của nhóm nam và nữ lần lượt là 141,8 ± 7,1 g/L và 124,1 ± 11,1 g/L. Sau can thiệp, hàm lượng hemoglobin tăng tương ứng ở cả 2 nhóm lần lượt là 143,9 ± 6,4 g/L và 127,2 ± 10,5 g/L, mức tăng trung bình Hb sau can thiệp là 2,88 ± 3,2 g/L so với trước can thiệp, sự khác biệt có YNTK với p<0,05.

Bảng 3.24. Sự thay đổi hàm lượng hemoglobin trước và sau 3 tháng can thiệp theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu Thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương. (Trang 68)