Điểm hạn chế của đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương. (Trang 104)

Đề tài mới xây dựng được thực đơn và tiến hành can thiệp cho NLĐ ở mức hoạt động thể lực vừa (theo phân mức hoạt động thể lực chung cho công nhân nghành dệt may). Tuy nhiên, mỗi một công đoạn sản xuất lại có sự khác nhau về mức tiêu hao năng lượng nhưng do chưa có nghiên cứu nào xác định được mức hoạt động thể lực cho từng công đoạn sản xuất của công nhân dệt may nên việc sử dụng thực đơn can thiệp chung cho một mức hoạt động thể lực vừa có thể còn chưa thực sự phù hợp đối với nhóm đối tượng NLĐ làm việc ở các công đoạn sản xuất có mức hoạt động thể lực nặng hoặc nhẹ của ngành dệt may. Bên cạnh đó việc sử dụng một thực đơn can thiệp chung cũng khiến cho việc phân tích mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giữa các nhóm đối tượng ăn thiếu, thừa, đủ không đánh giá được. Việc thiết kế nghiên cứu còn chịu nhiều tác động từ các qui định, cơ chế vận hành của doanh nghiệp nên chưa thể đáp ứng được các tiêu chí này, tuy nhiên nhận định được các điểm hạn chế này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn.

Việc thực hiện thực đơn mẫu ngoài bữa ăn ca của công nhân có thể còn chưa được nghiêm túc do đặc thù công việc cũng như lịch sinh hoạt giờ giấc của họ nhiều xáo trộn nên việc giám sát, hỗ trợ cũng gặp nhiều khó khăn. Cán bộ giám sát và cộng tác viên đã phối hợp cùng Công đoàn công ty tăng cường truyền thông, nhắc nhở công nhân trong các bữa ăn ca tại căn tin. Nhìn chung, việc truyền thông bằng hình thức phát tờ rơi, thực đơn mẫu cũng đã góp phần cung cấp thêm kiến thức thực hành chế độ dinh dưỡng hợp lý tại gia đình tuy nhiên cần sự nỗ lực cố gắng, ý thức tự giác của mỗi cá nhân cũng như sự vào cuộc của Công đoàn cơ sở trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người lao động.

Việc lựa chọn công ty tiến hành can thiệp chưa ngẫu nhiên và mang tính đại diện. Bên cạnh đó, việc tiến hành khảo sát có sự báo trước nên có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu không được khách quan (các công ty có thể tăng thêm khẩu phần hơn thường ngày). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã góp phần cung cấp được thực trạng dinh dưỡng, khẩu phần bữa ăn ca của công nhân dệt may. Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh việc can thiệp khẩu phần bữa ăn ca góp phần hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình

trạng thiếu máu và năng suất lao động của công nhân. Đây là một nỗ lực cố gắng, thể hiện sự hợp tác, phối hợp giữa doanh nghiệp cùng các chương trình can thiệp sức khỏe nói chung và can thiệp dinh dưỡng nói riêng nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho NLĐ và chính doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng là thông tin tham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách đưa vào làm cơ sở bổ sung các quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề ăn uống một số điểm miền Bắc và can thiệp khẩu phần bữa ăn ca tại một cơ sở dệt may tỉnh Hải Dương mà NCS thực hiện đã thu được những kết quả chính như sau:

1. Thực trạng khẩu phần bữa ăn ca công nhân tại 12 công ty Dệt may thuộc 5 tỉnh phía Bắc

- Năng lượng và thành phần dinh dưỡng của cả suất ăn cung cấp và khẩu phần thực tế của người lao động tại các cơ sở dệt may cơ bản đều chưa đáp ứng đủ và cân đối theo nhu cầu khuyến nghị.

- Chỉ có 170 (17,7%) công nhân ăn hết suất ăn và 789 (82,3%) công nhân ăn không hết suất ăn. Năng lượng trung bình trong khẩu phần ăn thực tế cung cấp là 745,6 kcal thấp hơn khuyến nghị từ 103,4- 222,4 kcal, trung bình đáp ứng 83,9% nhu cầu năng lượng. Tỷ lệ Protein: Lipid: Glucid tương ứng là 15,4: 23,3: 61,3. Tỷ lệ Ca/P. Hàm lượng vitamin khoáng chất của cả suất ăn cung cấp và khẩu phần thực tế của công nhân cơ bản đều chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu khuyến nghị. Trong đó hàm lượng trung bình canxi, sắt, kẽm trong khẩu phần chỉ đáp ứng tương ứng 37,4%; 45,4%; 85,3%.

2. Hiệu quả can thiệp khẩu phần bữa ăn ca tại một cơ sở dệt may thành phố Hải Dương

- Thực đơn can thiệp có mức năng lượng 968 kcal với tỷ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G là 19:22:59 đáp ứng theo mức độ lao động thực tế và NCDDKN.

- Việc can thiệp bữa ăn ca kết hợp truyền thông phát tờ rơi, thực đơn mẫu đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của công nhân. Sau 3 tháng can thiệp cân nặng trung bình của nhóm công nhân là 50,98kg, tăng hơn so với cân nặng trung bình trước can thiệp 0,63kg (p<0,01). Sự thay đổi chỉ số BMI sau can thiệp cao hơn BMI trước can thiệp là 0,25kg/m2 (p <0,01.) Sau can thiệp, tỷ lệ đối tượng thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân béo phì giảm rõ rệt so với trước can thiệp với tỷ lệ trước – sau can thiệp lần lượt là 9,9% và 6,6%; 7,4% và 6,3% (p<0,05).Hàm lượng hemoglobin trung bình sau can thiệp là 131,6 ± 12,1 g/L, tăng 2,88 ± 3,2 g/L so với trước can thiệp là 128,7 ± 12,8 g/L (p<0,01).Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân bị thiếu máu giảm rõ rệt, từ 19,7% trước can thiệp giảm xuống còn 9,8%, đặc biệt ở nữ công nhân (p<0,05).

- Can thiệp có xu hướng cải thiện năng suất lao động tăng cả về số lượng (tăng 7,9%) và chất lượng sản phẩm (tăng 6,8%), thời gian làm việc cũng như thời gian tăng ca đều tăng lên tương ứng 3,3%, đồng thời thời gian nghỉ ốm giảm 3,3%.

KHUYẾN NGHỊ

1/ Đối với doanh nghiệp:

- Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng bữa ăn ca cho NLĐ đảm bảo khẩu phần đủ và cân đối dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho từng đối tượng người lao động.

- Cần có định mức suất ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và mức hoạt động thể lực của công nhân.

- Có thể nhân rộng áp dụng thực đơn can thiệp đối với các doanh nghiệp dệt may khác. Tuy nhiên cần lưu ý việc tập huấn, truyền thông tới NLĐ về kiến thức dinh dưỡng hợp lý để họ có thể tự tính toán, ước lượng khẩu phần suất ăn còn lại khác trong ngày cho phù hợp với nhu cầu năng lượng của mỗi cá nhân.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chế độ chính sách đối với người lao động, chính sách BHXH trong các doanh nghiệp. Khi xây dựng thỏa ước lao động tập thể, cần có nội dung cụ thể qui định việc tổ chức thực hiện bữa ăn ca công nhân tại KCN – KCX đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và ATVSTP.

3/ Đối với cơ quan chức năng:

- Ban hành qui định về việc doanh nghiệp phải tổ chức bữa ăn giữa ca cho công nhân cũng như qui định về giá trị dinh dưỡng, mức giá đối với mỗi suất ăn. Thử nghiệm và triển khai áp dụng các định mức khẩu phần theo 3 mức lao động (nặng, trung bình, nhẹ) vào thực đơn trong bữa ăn cho công nhân ở các KCN – KCX.

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

Luận án của NCS đã cung cấp thêm những bằng chứng khoa học cho thấy việc can thiệp khẩu phần bữa ăn ca góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu của công nhân dệt may. Kết quả này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp hỗ trợ, can thiệp khẩu phần cho các đối tượng người lao động khác trong thời gian tới.

Đây là một trong số rất ít nghiên cứu can thiệp khẩu phần cho người lao động được thực hiện tại Việt Nam và đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này với nỗ lực giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, hỗ trợ nâng cao năng suất cho người lao động Việt Nam, gia tăng sự gắn kết giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Lan Hương, Lê Bạch Mai, Đỗ Thị Phương Hà, Bùi Thảo Yến, Đỗ Trần Hải, Phạm Bích Ngân (2019), "Hiệu quả can thiệp bữa ăn ca cho công nhân dệt may tỉnh Hải Dương", Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm, 15 (4), tr.83-98.

2. Nguyễn Thị Lan Hương, Đỗ Thị Phương Hà, Lê Bạch Mai, Đỗ Trần Hải (2021), "Thực trạng khẩu phần bữa ăn ca công nhân dệt may một số điểm miền Bắc", Tạp chí Y học Việt Nam, 498 (1), tr.86-91.

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA KHẨU PHẦN TẠI BẾP ĂN

Tên bếp ăn tập thể mà đối tượng có tham gia:... Địa chỉ:... Ngày điều tra:... Họ và tên ĐTV:..... Bữa ăn Món ăn và tên TP, thành phần 1.Sống 2.Chín Tổng trọng lượng trước sơ chế Tổng trọng lượng sống (kg) Trọng lượng thải bỏ (kg) Số lượng xuất ăn đã chia Trọng lượng chín chia còn thừa (kg)

BỘ Y TẾ

VIỆN DINH DƯỠNG

PHỤ LỤC 2:

SỔ TAY THEO DÕI ĂN HÀNG NGÀY

HỌ VÀ TÊN:

CHUYỀN/ PHÂN XƯỞNG:

CÁC LƯU Ý VIẾT PHIẾU

1. Phiếu theo dõi ăn cần ghi hàng ngày, sau mỗi bữa ăn trưa tại công ty.

2. Nếu đã ăn hết tất cả suất ăn, khoanh vào đáp án tại nội dung Akết thúc ghi. Nếu suất ăn ngày hôm đó còn thừa bất kỳ thực phẩm nào, tiếp tục điền vào bảng tại nội dung B.

3. Điền lần lượt các thực phẩm còn thừa theo các cột thứ tự các món (cơm, thức ăn, rau, canh….). Ghi tên của loại thực phẩm đã ăn bữa ngày hôm đó và điền vào lượng còn thừa/ hoặc lượng ăn thêm (nếu có) của mỗi loại. Nếu thực phẩm nào đã ăn hết hoặc không còn thừa thì ghi 0%.

4. Lượng thức ăn còn thừa có thể ước lượng bằng đơn vị % hoặc đơn vị khác dễ ước tính hơn (như 1/2; 1/5, hoặc miếng/gắp…)

5. Ví dụ cách điền như sau: (các chữ in đậm)

1 Cơm Thừa 0 %

Ăn thêm: 1 muôi đầy. 2 Thức ăn 1 (thịt/cá/tôm): tên: thịt kho trứng

cút Thừa Ăn thêm………2 miếng thịt, 1 trứng.

3 Thức ăn 2 (đậu/lạc/trứng): tên: đậu Thừa 50 %

Ăn thêm………

4 Rau(tên……Rau muống…...) Thừa 0 %

Ăn thêm: 2 gắp

5 Canh (tên……rau cải thịt băm…...) Thừa một nửa

Ăn thêm………

6 Quả chín(tên……Ổi………) Thừa 0%

Ăn thêm………

7 1. Sữa chua 2. Sữa tươi Thừa 0%

THEO DÕI ĂN

Ngày: / /2018

A. SUẤT ĐÃ ĂN Trưa nay, anh/chị có ăn hết phần suất ăn của mình hay không? Hãy khoanh tròn vào đáp án dưới đây: 1. Có, đã ăn hết tất cả suất ăn  kết thúc ghi. 2. Không, vẫn còn thừa một số thứ  Xin vui lòng trả lời thêm bên dưới. B. LƯỢNG THỨC ĂN CÒN THỪA. Anh/chị hãy ghi lượng thức ăn còn thừa so với khay trước khi ăn và điền vào bảng: STT Tên món ăn/ thực phẩm Lượng còn thừa 1 Cơm Thừa ….. ………..………

Ăn thêm………...………

2 Thức ăn 1 (thịt/cá/tôm): tên………. Thừa ….. ………..………

Ăn thêm………...………

3 Thức ăn 2 (đậu/lạc/trứng): tên ………...…. Thừa ….. ………..………

Ăn thêm………...………

4 Rau(tên………...) Thừa ….. ………..………

Ăn thêm………...………

5 Canh (tên………...) Thừa ….. ………..………

Ăn thêm………...………

6 Quả chín (tên………) Thừa ….. ………..………

Ăn thêm………...………

7 1. Sữa chua 2. Sữa tươi Thừa ….. ………..………

PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

- Họ và tên:...

- Bộ phận:...

Phần 1: Thông tin chung và tình trạng dinh dưỡng A1 Tuổi ... A2 Giới tính ... A3 Cân nặng ... A4 Chiều cao ... A5 BMI ... A6 Vòng eo ... A7 Hemoglobin ... A8 Huyết áp ... Phần 2: Các triệu chứng kèm theo

( Tích X vào câu trả lời đúng )

B1

Gần đây bác/cô/ chú/anh/chị có các triệu chứng thiếu máu sau không? (thiếu máu)

1. Nhức đầu 2. Hoa mắt 3. Chóng mặt 4. Mệt mỏi

B2 Gần đây bác/cô/ chú/anh/chị có các triệu chứng về hô hấp sau đây hay không?

1. Nghẹt mũi 2. Sổ mũi

3. Khó thở

B3

Gần đây bác/cô/ chú/anh/chị có các triệu chứng về thần kinh sau đây hay không?

1. Mất ngủ 2. Giảm trí nhớ

B4

Các triệu chứng khác? (Đau mỏi cổ, vai gáy ...)

PHỤ LỤC 4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

- Họ và tên:... - Tuổi...Giới tính... - Bộ phận:...

Tiêu chí đánh giá Đơn vị Trước can thiệp(Ngày...) (Ngày...)Sau can thiệp Ghi chú

Số lượng sản

phẩm làm ra Cái Số sản phẩm

lỗi/hỏng Cái

Số ngày công Công Số tăng ca Công Số ngày nghỉ ốm Công

PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ BỮA ĂN Thứ ……….. Ngày: / /2018 Tên: ...……... Phân xưởng/chuyền: ... T T Tên món ăn Ngon miệng Ăn đủ lượng Góp ý Không ngon thườngBình Ngon Có Không 1 Cơm 2 Món mặn 1: ……… 3 Món mặn 2: …………..…… 4 Rau: ……… ………. 5 Canh: ……… ……… 6 Quả chín: ……… ……… 7 Sữa: …………

Mức độ chấp nhận chung về cảm quan và chất lượng (Đạt/không đạt):...

Góp ý khác: (Ví dụ: Ăn hết các món ăn có thấy đủ no hay không? Có góp ý gì khác về bữa ăn…) ……… ……… ……… ……… Trân trọng cảm ơn! PHỤ LỤC 6: THỰC ĐƠN CAN THIỆP BỮA ĂN CA

CÔNG NHÂN DỆT MAY (968 kcal)

Ngày Tên món Thành phần Trọng lượngsống sạch

Thực đơn ngày 1

Cơm Gạo tẻ 170

Thịt kho củ cải Thịt lợn mông 75

Củ cải trắng 40

Trứng vịt ốp Trứng vịt 50

Su su xào Su su 150

Hành lá 5

Canh rau ngót thịt băm Rau ngót 30

Thịt nạc xay 10 Gia vị Bột canh 1,5 Mì chính 1 Nước mắm 1,5 Đường kính 3 Dầu ăn 5 Quả chín Ổi 60

Sữa Sữa chua không đường 100

Thực đơn ngày 2 Cơm Gạo tẻ 170 Gà kho sả Thịt gà 55 Sả 5 Lạc rang muối Lạc 20

Rau cải thảo luộc Rau cải thảo 150 Canh mồng tơi nấu tôm Mồng tơi 30

Tôm 10 Gia vị Bột canh 1,5 Mì chính 1 Nước mắm 1,5 Dầu ăn 4 Quả chín Dứa 60

Sữa Sữa tươi không đường 110

Thực đơn

ngày 3 Cơm Gạo tẻ 170

Thịt chân giò kho nấm

Thịt chân giò bỏ xương 60

Nấm hương khô 3

Hạt tiêu 0,5

Trứng vịt cuộn hành rán Trứng vịt 50

Hành lá 5

Rau muống luộc Rau muống 150

Canh chua giá đỗ nấu ngao Ngao 10

Giá đỗ 20 Dứa 10 Cà chua 15 Gia vị Bột canh 1,5 Mì chính 1 Nước mắm 1,5 Đường kính 2 Dầu ăn 4 Quả chín Mận 60

Sữa Sữa chua không đường 100

Thực đơn ngày 4 Cơm Gạo tẻ 170 Cá nục kho Cá nục 70 Riềng 5 Đậu phụ tẩm hành Đậu phụ 85 Hành lá 5

Rau ngót luộc Rau ngót 150

Canh khoai tây, cà rốt nấu xương Khoai tây 30 Cà rốt 20 Xương cục 10 Hành lá 5 Gia vị Bột canh 1,5 Mì chính 1 Nước mắm 1,5 Đường kính 2 Dầu ăn 5

Quả chín Dưa hấu 60

Sữa Sữa tươi không đường 110

Thực đơn

ngày 5 Cơm Gạo tẻ 170

Sườn lợn sốt cà chua Sườn heo 40

Cà chua 20

Thịt xào hành tây

Thịt vai 40

Hành tây 55

Cần tây 5

Cải chíp/ cải ngọt luộc Rau cải chíp/ cải ngọt 150 Canh cua rau đay, mướp

Cua đồng 10 Mướp 20 Rau đay 20 Gia vị Bột canh 1,5 Mì chính 1 Nước mắm 1,5 Dầu ăn 5

Sữa Sữa chua ít/có đường 100

Thực đơn ngày 6

Cơm Gạo tẻ 170

Tôm rang Tôm 50

Đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua Đậu phụ 45 Thịt xay 30 Mộc nhĩ 3 Cà chua 20 Hành lá 5

Khoai tây xào Khoai tây 60

Canh cải xanh thịt băm Rau cải xanh 80

Thịt xay 10 Gia vị Bột canh 1,5 Mì chính 1 Nước mắm 1,5 Dầu ăn 5 Quả chín Ổi 60

Sữa Sữa tươi không đường 110

Thực đơn ngày 7

Cơm Gạo tẻ 170

Cá trôi kho Cá trôi cả đầu 60

Riềng 3

Thịt chân giò luộc Thịt chân giò 60

Rau dền luộc Rau dền 150

Canh chua đầu cá

Dọc mùng 15 Giá đỗ 30

Một phần của tài liệu Thực trạng bữa ăn ca công nhân dệt may một số tỉnh phía Bắc và hiệu quả cải thiện khẩu phần tại thành phố Hải Dương. (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w