Điều đầu tiên được đề cập khi nhắc đến đạo đức nghiên cứu là bản thân mỗi thành viên thuộc nhóm nghiên cứu tựý thức được đối tượng nghiên cứu hướng
đến là nhóm rất nhạy cảm và cần có sự bảo mật về thông tin cá nhân. Vì vậy, xuyên suốt quá trình phỏng vấn và phân tích, toàn bộ dữ liệu đều được bảo mật hoàn toàn để tránh sự cố gây ảnh hưởng danh dự hay uy tín người tham gia nghiên cứu.
Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn sâu, người tham gia sẽđược giải thích về
nghiên cứu và giải đáp thắc mắc có liên quan. Chúng tôi muốn làm rõ với người tham gia rằng nghiên cứu chỉ muốn tìm hiểu những suy nghĩ, quan điểm của họ
về những vấn đề trong cuộc sống và tình trạng sức khỏe tinh thần của người
đang sống cùng HIV/AIDS. Chúng tôi trình bày rõ ràng mục đích của nghiên cứu nhằm hướng tới giảm kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng, xã hội và những người xung quanh đối với những người đang sống chung HIV/AIDS và góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần cho họ. Khi đến với nghiên cứu, NCH sẽ được tự do bày tỏ những cảm xúc, quan điểm cá nhân, trải lòng chia sẻ những câu chuyện. Thông qua nghiên cứu, họ có thể lan tỏa những thông điệp làm giảm kỳ thịđối với cộng đồng NCH hay họ có thể lên tiếng để bảo vệ, giành lại quyền cho những người sống cùng HIV.
Khi nhận được sựđồng thuận từ người tham gia (dưới dạng văn bản hoặc lời nói), nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn sâu có ghi âm lại nếu được sự
cho phép của người tham gia. Trong thời gian phỏng vấn, người tham gia có thể từ chối các câu hỏi mà họ không mong muốn hay yêu cầu dừng cuộc phỏng vấn tại bất kỳ thời điểm nào. Trường hợp người tham gia yêu cầu rút lại việc tham gia nghiên cứu trong khi phỏng vấn, cuộc phỏng vấn sẽđược dừng lại và tất cả những thông tin người tham gia cung cấp sẽ không được sử dụng trong nghiên cứu. Mọi thông tin bao gồm các thông tin cá nhân và thông tin người tham gia chia sẻ trong phỏng vấn sâu sẽđược bảo mật. Tất cả các thông tin này không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào, trừ khi được sự đồng ý từ
người tham gia. Trong quá trình giải băng ghi âm, tên người tham gia sẽđược nhóm mã hóa theo quy cách riêng. Tên người cung cấp thông tin được sử dụng trong báo cáo là tên giả.
4. Hạn chế của nghiên cứu
Do giới hạn về nguồn lực nên nghiên cứu còn có những hạn chế riêng. Thứ
nhất, nhóm đối tượng mà nghiên cứu hướng tới là nhóm ẩn mình trong xã hội nên việc liên lạc là rất khó khăn. Chúng tôi đã có cố gắng liên hệ với các phòng khám OPC để tiếp cận nhưng không thành công vì tính bảo mật hồ sơ bệnh nhân cho NCH. Nhưđã trình bày ở trên, nhờ có sự giúp đỡ của VNP+, nghiên cứu đã tiếp cận được NCH. Nhưng việc tiếp cận NCH bị phụ thuộc vào các đầu mối giới thiệu tạo nên những hạn chế của nghiên cứu. Đặc biệt là hai nhóm PNMD, nhóm lây truyền qua quan hệ tình dục có số lượng tham gia ít, mỗi nhóm 4 người, nghiên cứu chưa thể tiếp cận được với nhiều người đồng nghĩa với việc chưa thể chạm tới những trải nghiệm đa dạng mà họ có được để làm giàu tư liệu phân tích. Bên cạnh việc khó tiếp cận thì đối tượng của nghiên cứu còn có tính nhạy cảm cao. Mặc dù được sự giới thiệu từ cộng đồng và giải thích rõ ràng về quyền của họ trước khi đi vào nghiên cứu nhưng đâu đó người tham gia vẫn có sự lo lắng về tính bảo mật thông tin và dè chừng trong quá trình cuộc phỏng vấn diễn ra.
Đây là một nghiên cứu định tính với tính chất khai thác và tìm hiểu những câu chuyện. Với cỡ mẫu nhỏ, nghiên cứu muốn tập trung khai thác sâu sự tự kỳ thị
do kỳ thị, phân biệt đối xử tác động lên những người đang sống cùng HIV. Nghiên cứu khó tránh khỏi việc không bao quát hết được các khía cạnh về kỳ
thị, phân biệt đối xử của NCH. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần có những nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu mở rộng và địa bàn đa dạng để làm rõ vấn đề này.
Chương 2. Kỳ thị và tự kỳ thị đối với người có HIV/AIDS