4. Các yếu tố liên quan đến tự kỳ thị
4.2. Phân biệt đối xử đa chiều
Ở chương 2, chúng tôi có đề cập đến sự “kỳ thị kép” khi nói về vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với NCH. Sau khi kết thúc phỏng vấn, chúng tôi ghi nhận NCH bị kỳ thị, phân biệt đối xử không hoàn toàn bởi họ có HIV, mà còn vì yếu tốđặc trưng cho từng nhóm, như xu hướng tính dục, hành vi nguy cơ gồm tiêm chích ma túy và hành nghề mại dâm. Đôi khi, kỳ thị và phân biệt đối xử còn chịu ảnh
hưởng từ địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, mà không liên hệ trực tiếp đến việc một người có HIV.
4.2.1. Hành vi nguy cơ: tiêm chích ma túy
HIV bị xem như tệ nạn xã hội, tình trạng sống chung với HIV kết hợp với các hành vi nguy cơ như tiêm chích ma túy, công việc lao động tình dục hoặc quan hệ tình dục đồng giới được cho là nguyên nhân gốc rễ của sự kỳ thị, phân biệt
đối xử từ xã hội, cộng đồng và những người xung quanh.
Vài người thuộc nhóm TCMT chia sẻ rằng họ bị kỳ thị, phân biệt đối xử bởi họ
dùng ma túy, đa số trường hợp họ không công khai bản thân có HIV. Việc nhiễm HIV do sử dụng ma túy thường bị xem là quan hệ nhân quả, việc đáng phải chịu trong mắt người khác.
Hàng xóm người ta hỏi thằng này [một người hàng xóm có HIV đã qua đời] bị cái gì vậy, thì nó chơi, hút chích, nó nhiễm rồi nó chết, rồi cái bà kia ờđúng rồi nó chơi, chết đáng đời.
Anh Thành, TCMT
Chúng tôi ghi nhận được những người có HIV tiêm chích ma túy thường bị kỳ
thị, phân biệt đối xử bởi ngoại hình ốm yếu cùng dáng bộ của họ. Một người trong số họ, anh Đức, chia sẻ rằng không thể xin việc bảo vệ bởi người chủ “trông
mặt mà bắt hình dong” nên cho rằng “nó ốm vậy chắc hút chích xì ke gì đây”. 4.2.2. Xu hướng tính dục
Ba người MSM chia sẻ rằng xu hướng tính dục cũng là một yếu tố làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội, ngoài việc bản thân họ
có HIV. Hai yếu tố “đồng tính” và “HIV” kết hợp tạo nên sự kỳ thị, phân biệt
đối xửđáng kể. Họ còn so sánh mức độ kỳ thị, phân biệt đối xử giữa “tình trạng có HIV” và “đồng tính” trong các hoàn cảnh khác nhau: “Bị sida là mẹ anh phản ứng hơn, còn xã hội thì anh nghĩđồng tính bị kỳ thị hơn” (Anh Thuận, MSM); hay “Có HIV người ta sẽ kỳ thị mình hơn, còn vấn đề xu hướng tính dục thì không có” (Anh Nhân, MSM), điều này cho thấy việc họ bị kỳ thị, phân biệt đối xử có thể đan xen từ hai yếu tốđó.
Có ai muốn gia đình mình lại có một người con vừa đồng tính như
vậy vừa bị bệnh đâu, không ai muốn vậy.
86
Anh nghĩ nếu mà người ta biết anh có HIV, mà còn đồng tính thì sẽ
kỳ thị hơn nữa.
Anh Thuận, MSM
Đôi khi, những người MSM khác vẫn bị kỳ thị, phân biệt đối xử bởi xu hướng tính dục của bản thân, trong khi bản thân họ không công khai tình trạng có HIV. Xu hướng tính dục vẫn là vấn đề còn tiềm ẩn sự kỳ thị, phân biệt đối xử cao từ
xã hội. Theo báo cáo “Có phải bởi vì tôi là LGBT – Nghiên cứu: Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam” của iSEE, cứ ba người thì có một người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy mình bị phân biệt đối xử vì xu hướng tính dục và bản dạng giới trong 12 tháng trước thời điểm khảo sát, với tần suất khá cao (iSEE, 2015). Vì vậy, xu hướng tính dục cộng với tình trạng có HIV sẽ làm tăng thêm sự kỳ thị, phân biệt đối xử.
Họ hay kỳ thị, họ nói mình bê đê.
Anh Thuận, MSM
Lúc mà mình muốn làm ăn mà người ta biết được mình có giới tính như vậy người ta sẽ có cái nhìn không tốt cho mình, người ta chưa tin tưởng mình. Người ta kêu là bóng, rồi pê đê, khi một người như anh vẽ mặt vẽ mày là tụi con nít chạy theo, nó coi người đó như là một con cái đồ con quái vật hay cái gì đó, nó chọi nó xua nó làm ghê lắm.
Anh Nhân, MSM 4.2.3. Địa vị xã hội và điều kiện kinh tế
Khoảng tám người tham gia phỏng vấn chia sẻ rằng địa vị xã hội và điều kiện kinh tếảnh hưởng tới cách một ai đó nhìn nhận một người trong xã hội, với những nhận xét như: “đồng tiền nó quan trọng lắm”; “mình không có tiền thì không ai chơi chung”; “có tiền thì đương nhiên lời nói cũng sẽ khác, có giá trị hơn, mình nói sao người ta cũng nghe, trong tay túi quà kè kè, nói quấy nói quá người nghe cũng vào”. Với một người có HIV, địa vị và điều kiện kinh tế phần nào làm giảm bớt hoặc tăng thêm định kiến, sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Với một người có địa vị, giàu có thì người khác sẽ có cái nhìn tích cực hơn hay có thể gạt bỏđịnh kiến, ngược lại họ vẫn sẽ
luôn là hình ảnh tiêu cực, tệ nạn xã hội trong mắt người khác.
Như những người đã từng sử dụng ma túy chẳng hạn, sau này khi bỏ
rồi, người có tiền mua xe này xe nọ hoặc là đeo vàng, những người ngoài người ta nhìn, người ta lại tin người đó bỏ ma túy rồi, còn những
người không có điều kiện như vậy, thì dù có bỏ người ta cũng không tin.
Chị Bích, TCMT
Tóm lại, có thể thấy rằng, những vấn đề xoay quanh người sống chung với HIV, như xu hướng tính dục, các hành vi nguy cơ vẫn tồn tại song song với HIV, là các yếu tố đan xen nhau tạo nên sự kỳ thị, phân biệt đối xử với NCH. Đa số, những người đang sống chung với HIV/AIDS có điều kiện kinh tế không ổn
định, 1/3 những người tham gia phỏng vấn không có việc làm và trình độ học vấn thấp. Điều đó dễ tạo điều kiện cho hành vi nguy cơ như tiêm chích ma túy, hành nghề mại dâm, dẫn đến HIV/AIDS. Và theo chiều ngược lại, kỳ thị và tự
kỳ thị liên quan đến HIV cản trở NCH tìm việc, ổn định cuộc sống, dẫn đến tiếp tục hành vi nguy cơ. Từđó, tạo nên một vòng luẩn quẩn không thoát ra được của những người có HIV nói riêng, suy rộng ra các nhóm yếu thế trong xã hội nói chung. Phân biệt đối xửđa chiều như là một vấn đề cần phân tích rõ đểđưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, hướng tới sự bình đẳng và tôn trọng sựđa dạng.