1. Kỳ thị và Phân biệt đối xử với người sống chung với HIV/AIDS
1.4. Kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan HIV/AID Sở Việt Nam
Ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam là tháng 12/1990, thì đến năm 1993, trong diễn ngôn về phóng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, HIV/AIDS bắt đầu được gọi là “dịch bệnh” (epidemic) (McNally, 2002). Thực tế đã từng có nhiều chiến dịch/thông điệp truyền thông về HIV/AIDS gắn liền với tệ nạn xã hội, hành vi sai trái nói trên như “Ma túy mại dâm là mầm sida”; “Để tránh mắc sida, không quan hệ tình dục với người mại dâm, không chích ma túy.” Đồng thời, áp phích tuyên truyền, loại nghệ thuật cổ động vốn được sử dụng lâu dài ở Việt Nam, đã trở thành một phương tiện để tuyên truyền về HIV/AIDS. Ảnh hưởng của định kiến trên phương tiện thông tin đại chúng “hù dọa” với những hình ảnh chết chóc, hình ảnh đầu lâu xương chéo, những cơ thể gầy trơ xương với các dòng chữ “HIV – tệ nạn xã hội” ám chỉ những người đang sống chung với HIV càng khắc sâu những hình ảnh tiêu cực về NCH.
Theo nghiên cứu về “Các chỉsốđánhgiámứcđộkỳthịvớingườisốngvới HIV/AIDS tại Việt Nam” được thực hiện năm 2011 và năm 2014 của VNP+ cho thấy phần lớn NCH tham gia nghiên cứu này đã trải nghiệm một hoặc nhiều dạng kỳ thị
và phân biệt đối xử. NCH có thể bị vi phạm quyền (phổ biến nhất là bị tiết lộ
tình trạng có HIV mà không được sựđồng ý của họ); nhận được phản ứng tiêu cực khi người khác biết họ có HIV; bị phân biệt đối xử trong cộng đồng và xã hội (bao gồm bàn tán, xúc phạm và xâm phạm thân thể); và gặp phải các rào cản khi tiếp cận dịch vụ y tế và việc làm. Đây chính là những rào cản ngăn NCH sống vui vẻ và khỏe mạnh. Nghiên cứu năm 2014 cho thấy thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với NCH có sự thay đổi về bản chất hành vi và tỷ lệ so với năm 2011. Có những thay đổi tích cực về bản chất hành vi như hành vi vi phạm quyền của NCH trong báo cáo năm 2014 đã giảm 10,6% so với năm 2011; phản
ứng phân biệt đối xử từ bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp và chủ lao động trong lần đầu phát hiện tình trạng của NCH đã giảm từ 30,7% xuống 7,7%. Tuy nhiên tỷ lệ kỳ thị, phân biệt đối xử năm 2014 vẫn ở mức cao, chưa có dấu hiệu giảm,
đặc biệt là ở các nhóm nguy cơ cao như MSM, TCMT, PNMD.
Khuat, Nguyen & Ogden (2004) nêu các yếu tố xác định sự kỳ thị liên quan tới HIV/AIDS tại Việt Nam. Nghiên cứu này xác định rằng kỳ thị liên quan đến HIV xảy ra trong xã hội, trong cộng đồng, trong gia đình và trong chính những người đang sống chung với HIV/AIDS. Kỳ thị được tạo ra bởi các yếu tố xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến bản chất và mức độ kỳ thị bao gồm giai đoạn của bệnh (những người càng tiến triển tới giai đoạn AIDS sẽ trải qua sự kỳ thị lớn hơn), giới tính (phụ nữ sẽ bị kỳ thị hơn nam giới), điều kiện kinh tế, địa vị xã hội, yếu tố vùng miền, hệ thống pháp luật và những hiểu biết, kiến thức về sự lây truyền HIV/AIDS. Báo cáo này cũng
cho thấy rằng các phương tiện truyền thông đại chúng gây ra tác động tiêu cực bằng cách làm tăng thêm những nỗi sợ, những hiểu biết sai lệch và các định kiến, thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự kỳ thị liên quan tới HIV/AIDS. Đồng thời, báo cáo cũng nêu ra các nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS ở Việt Nam. Các nguyên nhân được đề cập bao gồm sự sợ hãi HIV và sự lây nhiễm, HIV gắn với các hành vi như tiêm chích ma túy, hành nghề
mại dâm và HIV/AIDS bị coi như tệ nạn xã hội.
Khi có những trải nghiệm bị kỳ thị và phân biệt đối xử, người có HIV thường có nhiều cách ứng phó khác nhau tùy vào mức độ bị kỳ thị, phân biệt đối xử và hoàn cảnh của mình. Nghiên cứu “Kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS và quyền của trẻ nhiễm HIV tại Việt Nam” được đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội (số 7 – 2013) cho thấy rằng người thân hay những người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em có HIV bị kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ chọn lựa một trong năm mô thức để giảm sự kỳ
thị, phân biệt đối xử, bao gồm: né tránh, di chuyển, đối đầu, cam chịu và vượt qua kỳ thị. Trong đó, “né tránh” và “di chuyển” được nhiều người lựa chọn nhất, còn “đối đầu” và “vượt qua kỳ thị” tuy rất ít người lựa chọn nhưng đem lại hiệu quả cao. Có thể thấy rằng người có HIV lựa chọn “né tránh” và “di chuyển” như
một cách chấp nhận thiệt thòi để tránh bị kỳ thị và phân biệt đối xử từ người xung quanh, từ đó dẫn tới những rào cản trong việc sinh sống, học tập, mưu sinh hàng ngày chứ chưa nói đến việc tiếp cận những dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc sức khỏe và các chính sách hỗ trợ khác.
26