tham gia
2.1.Thời gian sống chung với HIV
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện thời gian sống với HIV
Biểu đồ 2.1 về thời gian sống chung với HIV cho thấy tỷ trọng cao nhất thuộc về hai nhóm có thời gian sống cùng HIV dưới 5 năm và từ 10 đến dưới 15 năm (đều là 24,14%). Khi xây dựng bảng hỏi, chúng tôi muốn quan sát thêm sự tự
kỳ thị diễn ra theo thời gian như thế nào, liệu thời gian có ảnh hưởng thế nào
đến tự kỳ thị - tự kỳ thị chuyển biến theo hướng tích cực hay tiêu cực theo thời gian sống chung với HIV.
24% 18% 24% 17% 17% Dưới 5 năm 5-10 năm 10-15 năm 15-20 năm Trên 20 năm
38
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ sống cùng HIV của từng nhóm đối tượng
Hầu hết những người tham gia đã sống chung với HIV khoảng 10 – 14 năm, riêng nhóm MSM có thời gian sống chung với HIV chủ yếu là 1 – 4 năm. Nhóm PNMD là nhóm có tỷ lệ mới được chẩn đoán cao nhất, 50% PNMD mới biết mình nhiễm trong vòng 12 tháng qua. Nhóm TCMT là nhóm có tỷ lệ cao nhất những người được chẩn đoán dương tính hơn 15 năm.
2.2. Đường lây truyền và nhóm nguy cơ
Ba đường lây truyền hiện đang được truyền thông y tế nước ta đề cập là lây qua
đường máu, qua đường quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con. Nhóm nguy cơ nhắc đến ởđây được hiểu là nhóm thực hành những hành vi nguy cơ
cao lây truyền HIV: người tiêm chích ma túy (TCMT), nam quan hệ tình dục
đồng giới (MSM), phụ nữ mại dâm (PNMD). Với nhóm TCMT, việc dùng chung bơm kim tiêm là hành vi nguy cơ cao, còn nhóm MSM, PNMD là hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phỏng vấn ba nhóm nguy cơđã liệt kê ở trên, ngoài ra còn có nhóm không thuộc ba nhóm nguy cơ trên, vềđường lây, nhóm này lây qua đường tình dục, qua người yêu hoặc bạn đời. 50% 7% 63% 25% 67% 25% 33% 29% 25% 64% 13% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Khác TCMT MSM PNMD < 1 năm 1-4 năm 5-9 năm 10-14 năm ≥ 15 năm
Tình trạng tham gia BHYT
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tình trạng tham gia BHYT
NCH trong nghiên cứu này tham gia BHYT bằng nhiều hình thức khác nhau. Một số người tham gia BHYT bắt buộc, họđi làm trong công ty, xí nghiệp, và doanh nghiệp đó mua BHYT cho nhân viên của mình. Những người lao động tự do, có thu nhập ổn định, được gia đình hỗ trợ mua BHYT tự nguyện. Một số người tham gia BHYT theo hộ nghèo, cận nghèo được các quỹ phúc lợi, bảo trợ xã hội cấp và phần còn lại không tham gia.
Có BHYT thì lấy thuốc người ta miễn phí.
Em Dương
Mình có BHYT do nhà nước cấp diện xóa đói giảm nghèo.
Chị Diệu, TCMT
Có BHYT là không có đóng tiền gì hết.
Anh Đình, TCMT
Giờ lên bảo hiểm nó phát thuốc cũng không dễ dàng hơn hồi trước, nó lâu hơn hồi trước. Cách tiếp xúc với lời nói anh nhìn thấy khác, không giống như hồi trước, vô bảo hiểm là nó khác, anh thấy là nó kỳ
thị hơn.
Anh Thuận, MSM
Khi tham gia BHYT, NCH sẽđược nhận thuốc điều trị ARV miễn phí, khám phát thuốc sẽ lấy qua các Trung tâm Y tế quận (huyện), Trung tâm hỗ trợ hay phòng khám OPC. Ngoài ra, người có HIV cũng có thể khám, lấy thuốc ở phòng
69% 6% 25% Có Không Không rõ
40
khám tư tốn phí. Một số người tham gia BHYT bắt buộc và tự nguyện lên tiếng họ cảm thấy rất phiền phức vì bị “phát thuốc lâu”, “kỳ thị hơn”. Việc kỳ thịđược đề
cập ởđây là NCH cảm nhận khi phát thuốc thái độ của NVYT cọc cằn, thô lỗ,
“lấy thuốc không dễ dàng như trước” và NCH phải sử dụng đến “khẩu trang, đội nón, đeo kính” khi đến nhận thuốc vì họ không muốn người quen nhìn thấy hay phải nhận những ánh mắt soi mói. Nhóm không tham gia BHYT chọn cách sử dụng dịch vụ tư vì muốn khắc phục những hạn chế vừa nêu, bởi họ lý giải rằng “tự trả tiền để được khám lẹ hơn”. Khi vào bệnh viện sử dụng BHYT cho những lần khám bệnh thông thường, nhân viên y tế nhập mã code trên thẻ sẽ nhận diện
được đây là NCH. Việc này làm nhiều NCH cảm thấy không thoải mái vì lo ngại bị tiết lộ thông tin có HIV. Nhưng vẫn có ý kiến lạc quan cho rằng:
Mình bệnh thì mình cho người ta biết để người ta tránh mình.
Anh Khải, TCMT
Mình cũng phải công khai cái bệnh mình ra cho mọi người biết để
người ta có cách/hướng điều trị.
Anh Thành, TCMT
Nhóm TCMT có tham gia BHYT nhưng có ý kiến khác khi được hỏi. Ngoài việc điều trị thuốc ARV, nhóm này cần phải sử dụng thêm Methadone, thuốc
điều trị cho người nghiện heroin. BHYT đã hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe những bệnh khác kể cảđiều trị ARV nhưng sử dụng Methadone họ vẫn phải chịu một phần chi phí. Đã có những phản ứng tiêu cực khi nhắc đến như:
Nhiều lúc gia đình không có tiền không đóng nổi để uống Methadone nữa.
Anh Khải, TCMT
Thuốc Methadone bây giờ phải mua uống, biết chuyện này anh và ba người nữa nói bỏ, không đủ tiền, không có điều kiện để mà mua uống, tụi anh sẽ không uống.
Anh Nhân, TCMT
Trải nghiệm tích cực khi khám chữa bệnh giúp cho NCH hiểu được lợi ích cần thiết khi tham gia BHYT. Nhưng cũng có những trải nghiệm khiến một số NCH mất niềm tin vào chất lượng dịch vụ BHYT chi trả, vì họ lo lắng khi cảm nhận