Vai trò của tình yêu thương trong việc giảm tự kỳ thị

Một phần của tài liệu Baocao_DHY_Final (Trang 98 - 100)

4. Các yếu tố liên quan đến tự kỳ thị

4.3. Vai trò của tình yêu thương trong việc giảm tự kỳ thị

T gia đình

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, trong nghiên cứu này có 22 người trên 32 người được phỏng vấn tiết lộ rằng họ chia sẻ tình trạng có HIV với gia đình, hy vọng rằng sẽ tìm được sựđồng cảm, sẻ chia, ủng hộ từ gia đình. 12 người trong số 22 người có HIV chia sẻ rằng họ nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của người thân trong gia đình. Sự quan tâm này giúp họ phần nào giảm nỗi sợ

hãi và nỗi sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử, nhờ vậy mà họ có tinh thần hơn, bớt suy nghĩ tiêu cực hơn, qua đó giúp giảm tự kỳ thị.

Một NCH chia sẻ rằng gia đình “yêu thương chị lắm”, dù có trách nhưng vẫn thương. Tuy “trách” là thế nhưng vẫn luôn quan tâm và “lên tận bệnh viện chăm sóc cho mình”. Những hành động đó giúp NCH cảm thấy an ủi và cố gắng sống vui vẻ với gia đình.

Gia đình chị yêu thương chị lắm nhưng mà trách chị, chị cũng còn may mắn hơn người ta là chịđược tình thương của gia đình, em dâu cũng lên tận bệnh viện chăm sóc cho mình, nhìn nó vô chăm sóc mà chị nhìn muốn chảy nước mắt. Chị bây giờ muốn sống với gia đình, sống được vui vẻ với gia đình ngày nào hay ngày đó.

88

Chúng tôi ghi nhận bốn trường hợp cảm thấy gia đình “đối xử với mình còn tốt hơn trước nhiều”, điều đó giúp họđiều trị tốt hơn, được động viên về mặt tinh thần, họ cảm thấy “thật may mắn khi có ba mẹ bên cạnh”, họ nói rằng cảm thấy “bình yên” hơn và cũng cởi mở hơn với gia đình nhờ tình yêu thương đó.

Bà ngoại dẫn anh đi khám, lo lắng, thương yêu nhiều hơn rồi tìm hiểu,

đi lấy thuốc cho anh nữa. Vì từ nhỏ anh sống chung với bà ngoại, chuyện gì cũng nói với bà ngoại hết, lúc bà ngoại mà biết bệnh bà ngoại lo hơn, vẫn quan tâm chăm sóc vẫn thường khuyên uống thuốc đầy

đủ. Đích thân bà ngoại phải chạy lên chỗ y tế, đi theo mình mười một mười hai giờ trưa ngồi chờ khám để lấy thuốc xong rồi chở về. Tới khi anh lên trường, lúc đấy ngoại sáu bảy chục tuổi rồi mà mỗi tháng ngoại đều lên thăm anh, mà đi từđây lên trển là bốn năm trăm cây số, mà đi xong về là bệnh nằm hai ba ngày nhưng mà bà ngoại vẫn đi. Ngồi nói chuyện với nhau chút xíu, bà phải đi chạy lên lấy đồăn xuống, chạy lên mua nước, bà ngoại đóng tiền, rồi cầm bịch thuốc xuống cho mình.

Anh Thành, TCMT

Mẹ khuyên uống thuốc, thương nhiều hơn, sợ anh bệnh, sợ sức khỏe anh yếu, không muốn cho anh đi làm.

Anh Thiện, TCMT

Vợ anh thương anh lắm, hồi anh nói anh bệnh là lúc đó chưa cưới, nhưng vợ nói vợ thương anh nên chấp nhận. Nhờ gặp vợ nên anh mới

đỡ như bây giờ.

Anh Hải, TCMT T cng đồng

Quan hệ cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của NCH. Hầu hết những người tham gia đều cảm thấy rằng họ cần sự thông cảm và hỗ

trợ từ cộng đồng để hòa nhập. Thực tế trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận năm NCH chia sẻ rằng họ có tham gia các hoạt động hội nhóm của cộng đồng NCH và làm việc với các tổ chức hỗ trợ NCH. Các tổ chức, hội nhóm này hỗ

trợ những NCH về nhiều mặt như: truyền thông phổ biến kiến thức, tư vấn xét nghiệm, thực hiện sàng lọc HIV giúp tầm soát sức khỏe cho cộng đồng, chăm sóc điều trị HIV, hỗ trợ pháp lý, lắng nghe và chia sẻ câu chuyện từ NCH. Hình thức tham gia các hội nhóm của NCH cũng đa dạng từ việc tham gia những

nhóm kín trên mạng xã hội hoặc trực tiếp làm việc ở các trung tâm, các khoa phòng để hỗ trợ tư vấn cho NCH.

Nhóm MSM chia sẻ rằng khi được sống trong cộng đồng những người sống chung với HIV thì họ có thể ngồi nói chuyện với nhau rất vui, hòa đồng, thoải mái bởi đều là những người cùng cảnh ngộ. Trường hợp chị Bích (TCMT) chia sẻ với chúng tôi rằng khi trở thành đồng đẳng viên, làm việc trong cộng đồng rồi thì “chịđã không còn tự cô lập mình như trước”. Khi được người chung tổ chức giúp

đỡ, họđã trở nên “tự tin”, “cởi mở hơn” và cảm nhận “cuộc sống có ý nghĩa hơn” khi

họ cũng chung tay lan toả tình yêu thương, sự quan tâm đó tới những NCH khác trong cộng đồng của họ.

Với nhu cầu chia sẻ, hầu hết những người tham gia phỏng vấn cho rằng hoạt

động nghiên cứu của chúng tôi có ích vì hai lý do sau đây. Thứ nhất, họ nói rằng

đây là cơ hội để họ “có một dịp để nói” nhằm chia sẻ, trải lòng những chuyện không biết kể cùng ai. Thứ hai, họ mong muốn chúng tôi có thể lan tỏa và chia sẻ những câu chuyện của họ nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử từ những người xung quanh với NCH.

Có thể thấy rằng tình yêu thương và sự quan tâm của những người xung quanh và đặc biệt là gia đình đã tác động tích cực giúp giảm tự kỳ thị trên NCH. Điều này giúp họđược hỗ trợđiều trị tốt hơn, giúp họ cởi mở hơn với cộng đồng, tạo thêm động lực để họ sống tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Baocao_DHY_Final (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)