4. Các yếu tố liên quan đến tự kỳ thị
4.4. Hiểu biết về quyền của người sống chung với HIV
Khi được hỏi về Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm hệ
thống miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 20064, có 12 NCH chia sẻ
rằng họ từng nghe qua hoặc biết Luật này. Trong đó chỉ có 6 người thật sự hiểu về một vài điều trong Luật, những người còn lại “có nghe qua nhưng bỏ ngoài tay”
hoặc “không muốn tìm hiểu”.
Đa số những người có hiểu biết về Luật trên đều chia sẻ những điều Luật quy
định về vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV, nhưđiều 3, khoản 8 quy định “Những hành vi bị nghiêm cấm”, trong đó có “Kỳ thị, phân biệt đối
4 Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được Cục phòng chống HIV/AIDS ban hành vào ngày 12/02/2006 (số ký hiệu 64/2006/QH11) và có hiệu lực vào ngày 01/01/2007. Luật này quy định các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS; việc chăm sóc, điều trị, hỗ trợngười nhiễm HIV và các điều kiện bảo đảm thực hiện biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
90
xử với người nhiễm HIV”. Một trong những nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS thuộc điều 3 là “Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS”.
Người ta không được xúc phạm, kỳ thị cái bệnh của mình, nếu họ làm vậy mình có thể thưa người ta.
Anh Thiện, TCMT
Chị bị bệnh, em là người đi chỉ trỏ nói chuyện bệnh này kia, nếu mà chị có bằng chứng chị nói em là người phân biệt đối xử với chị, chịđi thưa thì em sẽ bị phạt.
Chị Hoa, TCMT
Không được phân biệt đối xử với NCH.
Anh Quân, TCMT
Một người có HIV nói rằng anh biết Luật có quy định “không được buộc thôi việc người có HIV” (Anh Quân, TCMT). Theo điều 14 quy định phòng chống HIV tại nơi làm việc, người sử dụng lao động không được có hành vi “Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV”.
Về nghĩa vụđược quy định trong Luật này, đa số những người tham gia phỏng vấn chia sẻ họ có những hành động nhằm thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác. Một vài người trong số họ thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết. Hầu hết những NCH đều thực hiện các quy định vềđiều trị
bằng thuốc kháng HIV. Những nghĩa vụ của họ tập trung vào việc dự phòng và tránh lây nhiễm cho cộng đồng và xã hội theo điều 4 của Luật này. Một vài trường hợp chia sẻ về “Những hành vi bị nghiêm cấm” theo điều 8 và “Nghĩa vụ của người nhiễm HIV” thuộc điều 4 trong phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Chị bị nhiễm mà chị cố tình lây cho em là chị phạm pháp.
Chị Hoa, TCMT
Người ta có chỉ mình là phải biết phòng chống và tránh lây nhiễm cho người khác.
Như vậy, khoảng 1/3 người tham gia phỏng vấn biết về các quyền của NCH nhưng không đồng nghĩa với việc họ sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý khi bị xâm phạm quyền của mình. Khi được hỏi: “Giả sử anh/chị bị xâm phạm quyền trên thì anh/chị có tìm kiếm sự hỗ trợ pháp luật hay không?”, đa số người có HIV chia sẻ rằng:
“chỉ là một hai câu nói”, “tại bản thân mình bệnh mà” nên không cần thiết để “làm to chuyện”. Vì vậy, họ cứ “nhắm mắt cho qua” chuyện khi bị kỳ thị, phân biệt
Chương 4. Kết luận, bàn luận, và khuyến nghị