Cập nhật ngày 6/4/

Một phần của tài liệu Essencials of COVID-19_Final (Trang 63 - 66)

I. NVYT đi ngang qua bệnh nhân hoặc không tiếp xúc

Cập nhật ngày 6/4/

ĐẠI CƯƠNG

Tài liệu này tóm tắt các khuyến cáo của WHO về việc sử dụng hợp lý các phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) trong các cơ sở y tế và trong cộng đồng, cũng như trong quá trình xử lý hàng hóa tại các bến cảng. Trong bối cảnh hiện nay, PHCN bao gồm găng tay, khẩu trang y tế, kính bảo hộ (hoặc tấm che mặt), áo choàng, cũng như các quy trình cụ thể, mặt nạ phòng độc hay còn gọi là khẩu trang hô hấp (tiêu chuẩn N95, FFP2 hoặc tương đương) và tạp dề. Tài liệu này dành cho những người tham gia phân phối và quản lý PHCN, cũng như các cơ quan y tế công cộng và các cá nhân trong các cơ sở y tế và trong cộng đồng, nó cung cấp những hướng dẫn về thời điểm sử dụng PHCN một cách hợp lý nhất. Tài liệu này đã được cập nhật để giải quyết các cân nhắc chính cho các quá trình ra quyết định trong thời gian thiếu PHCN nghiêm trọng.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA COVID-19

Dựa trên các bằng chứng có sẵn, virus COVID-19 được truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc gần và các giọt bắn. Sự lây truyền qua không khí có thể xảy ra trong qua trình thực hiện những thủ thuật và điều trị tạo ra khí dung (đặt nội khí quản, thông khí không xâm lấn, mở khí quản, hồi sinh sức tim phổi, soi phế quản); do đó WHO khuyến cáo thực hiện phòng ngừa lây truyền qua không khí trong những trường hợp này.

Đối với tất cả, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất bao gồm:

- Duy trì khoảng cách vật lý (tối thiểu là 1 mét) đối với những người chung quanh;

- Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên bằng dung dịch cồn nếu tay bạn không thấy bẩn hoặc bằng xà phòng và nước nếu tay bẩn;

- Thực hành vệ sinh hô hấp bằng cách ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay hoặc khăn giấy và sau đó vứt vào thùng rác;

- Đeo khẩu trang y tế nếu bạn có triệu chứng hô hấp và thực hiện vệ sinh tay sau khi tháo bỏ khẩu trang;

- Vệ sinh thường xuyên và khử trùng môi trường và các bề mặt thường xuyên chạm vào.

Trong các cơ sở y tế, các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn chính để ngăn chặn hoặc hạn chế lây truyền COVID-19 bao gồm: 1. Đảm bảo sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát nguồn lây (cách ly bệnh nhân nghi ngờ và được xác định nhiễm COVID-19);

2. Áp dụng biện pháp phòng ngừa chuẩn cho tất cả bệnh nhân và bao gồm vệ sinh tay thường xuyên;

3. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung theo kinh nghiệm (giọt bắn, tiếp xúc và bất cứ nơi nào có áp dụng các quy trình tạo khí dung và phương pháp điều trị hỗ trợ, thì áp dụng biện pháp phòng ngừa lây qua không khí) đối với các trường hợp nghi ngờ và được xác định nhiễm COVID-19;

4. Thực hiện kiểm soát hành chính; 5. Kiểm soát môi trường và kỹ thuật.

Các biện pháp phòng ngừa chuẩn nhằm giảm nguy cơ lây truyền qua máu và các mầm bệnh khác từ cả hai nguồn lây đã được xác định và chưa xác định. Phòng ngừa chuẩn là mức phòng ngừa cơ bản được áp dụng ở mức tối thiểu trong việc chăm sóc cho tất cả bệnh nhân.

Các biện pháp phòng ngừa dựa vào phương thức lây truyền được các nhân viên y tế yêu cầu để bảo vệ bản thân và ngăn ngừa lây truyền trong môi trường chăm sóc y tế. Các biện pháp phòng ngừa lây qua tiếp xúc và giọt bắn nên được thực hiện khi chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 ở mọi lúc. Các biện pháp phòng ngừa lây qua không khí nên được áp dụng khi có thực hiện các quy trình tạo khí dung và phương pháp điều trị hỗ trợ.

Mặc dù việc sử dụng PHCN là biện pháp kiểm soát được sử dụng để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng, nhưng đây cũng chỉ là một trong những biện pháp của phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và không nên dựa vào như một chiến lược phòng ngừa duy nhất. Trong trường hợp không có các biện pháp kiểm soát hành chính và kỹ thuật hiệu quả thì lợi ích của PHCN sẽ bị hạn chế, như đã được mô tả trong phòng chống nhiễm khuẩn của WHO. Các điều khoản được tóm tắt sau đây:

Kiểm soát hành chính: bao gồm đảm bảo các nguồn lực để ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn. Các biện pháp KSNK như cơ sở hạ tầng phù hợp, xây dựng các chính sách KSNK rõ ràng, tạo điều kiện tiếp cận xét nghiệm, sàng lọc và bố trí bệnh nhân phù hợp, bao gồm các khu vực / phòng chờ riêng biệt dành cho bệnh nhân có triệu chứng hô hấp. Tỷ lệ nhân viên / bệnh nhân đầy đủ và tất cả nhân viên phải được đào tạo. Trong trường hợp COVID-19, nên cân nhắc, bất cứ khi nào có thể, để thiết lập các lộ trình chăm sóc khác biệt nhằm giảm thiểu việc lẫn lộn bệnh nhân COVID-19 đã biết hoặc nghi ngờ với bệnh nhân khác (ví dụ phân biệt các phòng, khu vực chờ đợi và phân loại riêng biệt).

Kiểm soát môi trường và kỹ thuật nhằm mục đích hạn chế sự lây lan của mầm bệnh và ô nhiễm bề mặt và các vật dụng thường hay tiếp xúc. Bao gồm cung cấp đủ không gian cho môi trường làm việc. Phải duy trì ít nhất 1 m giữa bệnh nhân với bệnh nhân và với nhân viên y tế, đồng thời đảm bảo có phòng cách ly thông thoáng cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác định nhiễm COVID-19, cũng như việc môi trường được vệ sinh và khử khuẩn đầy đủ.

Quần yếm, găng tay đôi (double gloves) hoặc khăn trùm đầu (mũ trùm đầu) che đầu và cổ đã từng được sử dụng trong bối cảnh dịch bệnh filovirus (ví dụ: virus Ebola) không bắt buộc khi chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

CÁC KHUYẾN CÁO ĐỂ TỐI ƯU HOÁ VIỆC SỬ DỤNG PHCN

Việc bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu của chúng ta là tối quan trọng và PHCN bao gồm khẩu trang y tế, mặt nạ phòng độc, găng tay, áo choàng

và bảo vệ mắt, phải được ưu tiên cho nhân viên y tế và những người khác khi chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Trước tình trạng thiếu PHCN toàn cầu, các chiến lược có thể tạo điều kiện cho tối ưu hóa PHCN bao gồm giảm thiểu nhu cầu PHCN trong các cơ sở y tế, đảm bảo sử dụng PHCN hợp lý và phù hợp và phối hợp các cơ chế quản lý chuỗi cung ứng PHCN (Hình 1).

Hình 1. Các chiến lược để tối ưu hóa sự sẵn có của PHCN

Một phần của tài liệu Essencials of COVID-19_Final (Trang 63 - 66)