TRONG CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Essencials of COVID-19_Final (Trang 86 - 90)

- Vệ sinh tay

TRONG CỘNG ĐỒNG

Bài 9: KHUYẾN CÁO VIỆC SỬ DỤNG KHẨU TRANG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-

TRONG CỘNG ĐỒNG

Các nghiên cứu về cúm, bệnh giống cúm và coronavirus ở người đã cung cấp bằng chứng cho thấy việc sử dụng khẩu trang y tế có thể ngăn ngừa sự lan truyền của các giọt bắn từ người bị nhiễm sang người khác và khả năng gây ô nhiễm môi trường bởi những giọt này. Việc đeo khẩu trang y tế ở những người khỏe mạnh trong phạm vi hộ gia đình hoặc trong số những người tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh, hoặc trong số những người tham dự các buổi họp mặt đông người có thể có ích như một biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy có thể ngăn ngừa khỏi bị nhiễm virus đường hô hấp, bao gồm COVID-19 khi đeo khẩu trang (dù là y tế hoặc các loại

khác) bởi những người khỏe mạnh trong môi trường cộng đồng rộng lớn hơn, bao gồm cả việc che mặt trong cộng đồng.

Khẩu trang y tế nên dành riêng cho nhân viên chăm sóc y tế

Việc sử dụng khẩu trang y tế trong cộng đồng có thể tạo ra cảm giác an toàn sai lầm, mà bỏ qua các biện pháp thiết yếu khác, chẳng hạn như thực hành vệ sinh tay và giữ khoảng cách an toàn. Có thể dẫn đến khuynh hướng chạm tay vào mặt ở dưới khẩu trang và vùng dưới mắt một cách không an toàn, đồng thời gây lãng phí và góp phần vào tình trạng khan hiếm khẩu trang cho nhân viên y tế.

Những người có triệu chứng nên:

- Đeo khẩu trang y tế, tự cách ly và tìm tư vấn y tế ngay khi bắt đầu cảm thấy không khỏe. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, mệt mỏi, ho, đau họng và khó thở. Điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng sớm đối với một số người bị nhiễm COVID-19 có thể rất nhẹ;

- Làm theo hướng dẫn về cách đeo, tháo và vứt bỏ khẩu trang y tế; - Thực hiện theo tất cả các biện pháp phòng ngừa bổ sung, đặc biệt

là vệ sinh tay và duy trì khoảng cách với người khác.

Tất cả mọi người nên:

- Tránh tập họp đông người trong không gian kín;

- Duy trì khoảng cách ít nhất 1m so với người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng hô hấp (ví dụ: ho, hắt hơi);

- Thường xuyên vệ sinh tay, sử dụng chất chà tay chứa cồn nếu tay không bị bẩn hoặc xà phòng và nước khi tay dính bẩn;

- Che mũi và miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, vứt khăn giấy ngay sau khi sử dụng và thực hiện vệ sinh tay; - Không chạm vào miệng, mũi và mắt.

Ở một số quốc gia, khẩu trang được đeo theo phong tục địa phương hoặc theo lời khuyên của chính quyền quốc gia trong bối cảnh COVID- 19. Trong những tình huống này, cần tuân thủ các thực hành tốt nhất về cách đeo, tháo và vứt bỏ chúng và vệ sinh tay sau khi tháo.

Lời khuyên cho những người ra quyết định về việc sử dụng khẩu trang ở người khỏe mạnh trong cộng đồng

Như đã được mô tả ở trên, việc sử dụng rộng rãi khẩu trang ở những người khỏe mạnh trong cộng đồng không được hỗ trợ bởi những bằng chứng hiện tại và sẽ mang đến sự không an toàn và rủi ro đáng kể.

WHO đưa ra lời khuyên sau đây cho những người ra quyết định để họ áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro.

Người ra quyết định nên xem xét những điều sau đây:

1. Mục đích sử dụng khẩu trang: cơ sở lý luận và lý do sử dụng khẩu trang nên rõ ràng về việc liệu nó được sử dụng để kiểm soát nguồn lây

(được sử dụng bởi người nhiễm bệnh) hay phòng ngừa nhiễm COVID- 19 (được sử dụng bởi người khỏe mạnh)

2. Nguy cơ phơi nhiễm với virus COVID-19 trong bối cảnh địa phương:

- Dân số: dịch tễ học hiện tại về mức độ lan truyền của virus (ví dụ: chỉ là cụm trường hợp hay đã lây truyền trong cộng đồng), cũng như

khả năng giám sát và kiểm tra tại địa phương (ví dụ: lần theo dấu vết và

theo dõi, khả năng thực hiện xét nghiệm).

- Cá nhân: làm việc liên hệ gần gũi với công chúng (ví dụ: nhân

viên y tế cộng đồng, nhân viên thu ngân)

3. Tính dễ bị tổn thương của người / dân số mắc bệnh nặng hoặc có nguy cơ tử vong cao hơn (ví dụ: những người mắc bệnh kèm, chẳng hạn như bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường và người già).

4. Tình huống theo mật độ dân số, khả năng thực hiện khoảng cách vật lý (ví dụ: trên xe buýt đông người) và có nguy cơ lây lan nhanh (ví dụ: phòng kín, khu ổ chuột, trại / chỗ tập họp giống như trại tập trung).

5. Tính khả thi: tính sẵn có và chi phí của khẩu trang, và khả năng dung nạp của từng cá nhân.

6. Loại khẩu trang: khẩu trang y tế so với khẩu trang phi y tế (xem bên dưới)

Ngoài những yếu tố này, những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trang của những người khỏe mạnh trong môi trường cộng đồng bao

gồm giảm nguy cơ phơi nhiễm tiềm ẩn từ người bị nhiễm bệnh trong thời kỳ tiền triệu chứng và kỳ thị của những người đeo khẩu trang để kiểm soát nguồn lây.

Tuy nhiên, các rủi ro tiềm ẩn sau đây cần được tính toán cẩn thận trong bất kỳ quá trình ra quyết định nào:

- Tự lây nhiễm có thể xảy ra do chạm vào khẩu trang và tái sử dụng khẩu trang bị ô nhiễm;

- Tùy thuộc vào loại khẩu trang được sử dụng, khó thở tiềm ẩn; - Cảm giác an toàn sai lầm, dẫn đến khả năng ít tuân thủ các biện

- Chuyển hướng cung cấp khẩu trang và do đó thiếu khẩu trang cho nhân viên y tế;

- Phân chia nguồn lực từ các biện pháp y tế công cộng có hiệu quả, chẳng hạn như vệ sinh tay.

Dù áp dụng phương pháp nào, điều quan trọng là phải phát triển một chiến lược truyền thông mạnh mẽ để giải thích cho người dân về hoàn cảnh, tiêu chí và lý do cho các quyết định. Cộng đồng sẽ nhận được hướng dẫn rõ ràng về việc đeo khẩu trang nào, khi nào và như thế nào (xem phần quản lý khẩu trang) và tầm quan trọng của việc tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác (ví dụ: vệ sinh tay, khoảng cách an toàn và các biện pháp khác).

Loại khẩu trang:

WHO nhấn mạnh rằng điều quan trọng là khẩu trang y tế và khẩu trang hô hấp phải được ưu tiên cho nhân viên y tế.

Việc sử dụng khẩu trang làm bằng các vật liệu khác (ví dụ: vải cotton), còn được gọi là khẩu trang phi y tế, trong môi trường cộng đồng chưa được đánh giá tốt. Không có bằng chứng hiện tại để đưa ra khuyến nghị cho hoặc chống lại việc sử dụng chúng.

WHO đang hợp tác với các đối tác nghiên cứu và phát triển để hiểu rõ hơn về hiệu quả của khẩu trang phi y tế. WHO cũng khuyến khích các quốc gia đã đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng khẩu trang ở những người khỏe mạnh trong cộng đồng nên tiến hành nghiên cứu về chủ đề quan trọng này. WHO sẽ cập nhật hướng dẫn của mình khi có bằng chứng mới.

Tạm thời, những người ra quyết định có thể sẽ tiến lên phía trước với việc tư vấn sử dụng khẩu trang phi y tế. Trong trường hợp này, các yếu tố sau đây liên quan đến khẩu trang phi y tế cần được xem xét:

- Số lớp vải / khăn giấy

- Độ thoáng khí của vật liệu được sử dụng

- Chất chống thấm nước / kỵ nước

- Hình dạng của khẩu trang

Một phần của tài liệu Essencials of COVID-19_Final (Trang 86 - 90)