(Dành cho nhân viên y tế)

Một phần của tài liệu Essencials of COVID-19_Final (Trang 128 - 134)

- Đảm bảo có sẵn khẩu trang y tế, khăn giấy tại nơi làm việc để cung cấp cho những người bị sổ mũi, ho, hoặc hắt hơi và trang bị thùng rác có nắp

(Dành cho nhân viên y tế)

Hỏi: Các đặc điểm lâm sàng của nhiễm 2019-nCoV (covid-19) là gì? Trả lời: Các dạng lâm sàng của nhiễm 2019-nCoV bao gồm từ biểu hiện nhẹ với các dấu hiệu và triệu chứng không đặc hiệu của bệnh hô hấp cấp tính, đến viêm phổi nặng với suy hô hấp và sốc nhiễm khuẩn. Cũng đã có báo cáo về nhiễm trùng không triệu chứng với 2019-nCoV.

Xem: Interim Clinical Guidance for Management of Patients with

Confirmed 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Infection.

Hỏi: Ai có nguy cơ bị nhiễm 2019-nCoV?

Trả lời: Hiện tại, những người có nguy cơ nhiễm cao nhất là những người đã tiếp xúc gần gũi, không được bảo vệ với bệnh nhân có triệu chứng nhiễm 2019-nCoV và những người có chuyến đi gần đây đến Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Hồ Bắc.

Hỏi: Ai có nguy cơ mắc bệnh nặng khi nhiễm 2019-nCoV?

Trả lời: Các dữ liệu hiện có không đủ để xác định các yếu tố gây ra bệnh cảnh lâm sàng nghiêm trọng. Từ những dữ liệu hiện có còn hạn chế đối với bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV và dữ liệu từ các coronavirus

khác như SARS-CoV và MERS-CoV trước đây cho thấy những người

lớn tuổi và những người mắc bệnh nội khoa mãn tính, hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch, có thể có nguy cơ trở nên nghiêm trọng hơn. Xem:

Interim Clinical Guidance for Management of Patients with Confirmed 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Infection.

Hỏi: Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là bao lâu?

Trả lời: Hiện nay chưa biết rõ thời gian phát tán virus và thời gian lây nhiễm khi bị nhiễm 2019-nCoV. Chúng ta có thể phát hiện RNA 2019- nCoV ở đường hô hấp trên hoặc đường hô hấp dưới trong vài tuần sau khi phát bệnh, tương tự như nhiễm MERS-CoV và SARS-CoV. Tuy nhiên, việc phát hiện RNA virus không có nghĩa là có hiện diện của virus truyền bệnh. Nhiễm trùng không triệu chứng với 2019-nCoV đã được báo cáo, nhưng vẫn chưa biết vai trò của nhiễm trùng không triệu chứng trong việc lây truyền bệnh. Tương tự, vai trò của lây truyền khi chưa có triệu chứng (phát hiện nhiễm trùng trong thời gian ủ bệnh trước khi khởi

phát bệnh) là không rõ. Theo các tài liệu hiện có về 2019-nCoV và các coronavirus khác (ví dụ: MERS-CoV, SARS-CoV) vẫn thống nhất là thời gian ủ bệnh có thể dao động trong khoảng từ 2 - 14 ngày.

Hỏi: Những chất tiết hay chất bài tiết nào của cơ thể có thể lây nhiễm?

Trả lời: Hiện nay, những dữ liệu còn rất hạn chế về việc phát hiện 2019- nCoV có khả năng lây lan trong các bệnh phẩm lâm sàng. RNA của 2019-nCoV đã được phát hiện từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, và 2019-nCoV đã được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên và dịch rửa phế quản, phế nang.

RNA 2019-nCoV cũng được phát hiện trong mẫu máu và phân, nhưng

liệu rằng virus trong mẫu bệnh phẩm ngoài phổi có thể lây truyền gây bệnh hay không hiện nay còn chưa rõ. Thời gian để phát hiện RNA của 2019-nCoV ở bệnh phẩm đường hô hấp trên và dưới và trong bệnh phẩm ngoài phổi chưa được biết rõ nhưng có thể là vài tuần hoặc lâu hơn, hiện tượng trên cũng đã được quan sát thấy trong các trường hợp nhiễm MERS-CoV hoặc SARS-CoV trước đây. Mặc dù, SARS-CoV có khả năng truyền bệnh đã được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp, máu, nước tiểu và phân, ngược lại - MERS-CoV truyền bệnh, chỉ được phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấp. Hiện nay vẫn chưa biết liệu các chất dịch cơ thể ngoài đường hô hấp khác từ người bị nhiễm bệnh bao gồm chất nôn mửa, nước tiểu, sữa mẹ hoặc tinh dịch có thể chứa 2019-nCoV có khả năng truyền bệnh không.

Hỏi: Những người phục hồi sau khi bị nhiễm 2019-nCoV có thể bị nhiễm lại không?

Trả lời: Phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm 2019-nCoV vẫn chưa được hiểu rõ. Bệnh nhân bị nhiễm MERS-CoV dường như không bị tái nhiễm ngay sau khi họ hồi phục, nhưng vẫn chưa biết liệu có thể có hiện tượng bảo vệ miễn dịch tương tự đối với bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV hay không.

Hỏi: Nhân viên y tế nên tự bảo vệ mình như thế nào khi thăm khám, chăm sóc một bệnh nhân có thể bị nhiễm 2019-nCoV?

Trả lời: Mặc dù cơ chế lây truyền chính xác vẫn chưa được xác định, CDC hiện tại khuyến cáo rằng nên tiếp cận một cách thận trọng đối với

những người đang được theo dõi nhiễm 2019-nCoV. Nhân viên y tế đang thực hiện thăm khám, chẩn đoán hoặc chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV đã được xác định phải áp dụng biện pháp Phòng ngừa chuẩn, Phòng ngừa tiếp xúc, Phòng ngừa lây qua không khí và sử dụng bảo vệ mắt (ví dụ: kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt) thích hợp.

Xem: Interim Infection Prevention and Control Recommendations for

Patients with Known or Patients Under Investigation for 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) in Healthcare Settings.

Hỏi: Có nên hạn chế những can thiệp chẩn đoán hoặc điều trị nào thực hiện cho bệnh nhân do lo ngại về việc lây truyền 2019-nCoV không?

Trả lời: Bệnh nhân vẫn nhận được bất kỳ sự can thiệp nào mà họ thường nhận tại các cơ sở y tế. Bệnh nhân nghi ngờ hoặc được xác định bị nhiễm 2019-nCoV nên được yêu cầu đeo khẩu trang phẫu thuật ngay khi được xác định và được thăm khám trong phòng riêng có cửa đóng, lý tưởng là phòng cách ly lây truyền qua không khí, nếu có. Nhân viên y tế vào phòng bệnh nhân phải áp dụng biện pháp Phòng ngừa chuẩn, Phòng ngừa tiếp xúc, Phòng ngừa qua không khí và sử dụng bảo vệ mắt (ví dụ: kính bảo hộ hoặc tấm chắn mặt) thích hợp.

Hỏi: Bạn tiến hành xét nghiệm một bệnh nhân có nhiễm 2019-nCoV như thế nào ?

Trả lời: Xem các đề xuất về cách báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm và thu

thập mẫu tại hướng dẫn: Interim Guidance for Healthcare

Professionals.

Hỏi: Các mẫu thử xét nghiệm đối với các virus đường hô hấp hiện tại, chẳng hạn như các mẫu do Biofire hoặc Genmark sản xuất, có thể phát hiện 2019-nCoV?

Trả lời: Không. Các xét nghiệm phân tử đa mầm bệnh hiện nay có thể phát hiện một số loại virus đường hô hấp ở người, bao gồm cả các loại coronavirus khác có thể gây bệnh hô hấp cấp tính, nhưng chúng không phát hiện được 2019-nCoV.

Trả lời: Không phải tất cả bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV đều cần được chăm sóc hỗ trợ y tế. Điều trị cho bệnh nhân nhập viện vì nhiễm 2019-nCoV tập trung vào việc chăm sóc hỗ trợ điều trị các biến chứng, bao gồm suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và suy đa tạng. Điều trị theo kinh nghiệm đối với các nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn khác có thể được thực hiện.

Corticosteroid không được khuyên dùng thường xuyên cho viêm phổi do virus hoặc ARDS trừ khi chúng được chỉ định vì một lý do khác (ví dụ, đợt cấp của COPD, sốc nhiễm trùng khó trị).

Hiện tại không có thuốc kháng virus được cấp phép bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để điều trị bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV. Một số nghiên cứu in-vitro hoặc in-vivo cho thấy khả năng trị liệu tiềm năng của một số thuốc chống lại các coronavirus liên quan, nhưng không có dữ liệu từ các nghiên cứu quan sát hoặc các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nào ở người hỗ trợ cho việc điều trị bệnh nhân được xác định hoặc nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV tại thời điểm này. Remdesivir, một loại thuốc chống virus đang được thử nghiệm, được báo cáo là có hoạt tính trong ống nghiệm đối với 2019- nCoV. Một số ít bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV đã được điều trị bằng remdesivir tiêm tĩnh mạch áp dụng bên ngoài môi trường thử nghiệm lâm sàng. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược của remdesivir để điều trị cho bệnh nhân nhập viện với bệnh viêm đường hô hấp cấp do 2019-nCoV đã được thực hiện ở Trung Quốc. Một

thử nghiệm ngẫu nhiên mở (A randomized open label trial) về việc điều

trị kết hợp lopinavir-ritonavir cũng đã được tiến hành ở những bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV ở Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả. Các thử nghiệm điều trị tiềm năng khác đối với 2019-nCoV đang được lên kế hoạch. Để biết thông tin về các thử nghiệm lâm sàng cụ thể đang được tiến hành để điều trị bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV, hãy xem clinicaltrials.govexternal icon

Xem: Interim Clinical Guidance for Management of Patients with

Confirmed 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV)

Hỏi: Có nên áp dụng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho những người đã tiếp xúc với 2019-nCoV không?

Trả lời: Hiện tại việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm chưa được FDA chấp thuận cho những người có thể đã tiếp xúc với 2019-nCoV. Để biết

thêm thông tin về việc hạn chế di chuyển, theo dõi các triệu chứng và đánh giá sau khi có thể tiếp xúc với 2019-nCoV Xem: Interim US Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Persons with Potential 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Exposure in Travel-associated or Community Settings and Interim U.S Guidance for Risk Assessment and Public Health Management of Healthcare Personnel with Potential Exposure in a Healthcare Setting to Patients with 2019 Novel Coronavirus(2019-nCoV).

Hỏi: Nhân viên y tế tại cơ sở y tế nên thông báo cho ai nếu họ nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV?

Trả lời: Nhân viên y tế nên tham khảo ý kiến của các sở y tế địa phương hoặc tỉnh để xác định xem bệnh nhân có đáp ứng các tiêu chí đối với người cần theo dõi hay không. Nhân viên y tế phải thông báo ngay cho nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở của họ nếu họ nghi ngờ bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV.

Hỏi: Bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV đã được xác định hoặc nghi ngờ có cần phải nhập viện không?

Trả lời: Không phải tất cả bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV đều phải nhập viện. Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng cần thiết điều trị nội trú để chăm sóc y tế hỗ trợ nên được nhập viện theo các biện pháp phòng ngừa cách ly thích hợp. Một số bệnh

nhân có biểu hiện lâm sàng nhẹ ban đầu nhưng có thể xấu đi trong tuần thứ hai của bệnh, quyết định theo dõi những bệnh nhân này trong môi trường nội trú hoặc ngoại trú nên được áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể. Quyết định này sẽ không chỉ phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng mà còn phụ thuộc vào khả năng tuân thủ của bệnh nhân theo những hướng dẫn của ngành y tế, khả năng cách ly an toàn tại nhà và nguy cơ lây truyền trong môi trường tại nhà. Để biết thêm thông tin, hãy

xem: Interim Infection Prevention and Control Recommendations for

Patients with Known or Patients Under Investigation for 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) in a Healthcare Setting and Interim Guidance for Implementing Home Care of People Not Requiring Hospitalization for 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV).

Trả lời: Bệnh nhân có thể được xuất viện bất cứ khi nào nếu có chỉ định lâm sàng. Nên cách ly tại nhà nếu bệnh nhân trở về nhà trước thời gian được đề nghị ngừng sử dụng các biện pháp phòng ngừa.

Quyết định ngừng biện pháp phòng ngừa lây truyền hoặc cách ly tại nhà có thể được đưa ra tùy từng trường hợp với sự tư vấn của bác sĩ lâm sàng, chuyên gia phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và nhân viên sức khỏe cộng đồng dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, dấu hiệu và triệu chứng bệnh và kết quả xét nghiệm 2019-nCoV trong bệnh phẩm hô hấp.

Các tiêu chí để ngừng các biện pháp phòng ngừa lây truyền có thể được tìm thấy trong: Interim Considerations for Disposition of Hospitalized Patients with 2019-nCoV Infection

Hỏi: Tôi cần biết điều gì nếu một bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV được xác định hoặc nghi ngờ hỏi về việc có thú cưng hoặc động vật khác trong nhà ?

Trả lời: xem 2019-nCoV and Animals.

Bác sĩ Trịnh Hữu Thọ Ngày 14/02/2020

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) Page last reviewed: February 12, 2020

Content source: National Center for Immunization and Respiratory Diseases (NCIRD), Division of Viral Diseases

Một phần của tài liệu Essencials of COVID-19_Final (Trang 128 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)