0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Tu Viện (Chùa) Miến Điện & Tu Viện Tích Lan

Một phần của tài liệu HUONGDANHANHHUONGVEXUPHAT (Trang 95 -97 )

Khách hành hương đến Sravasti nên ghé thăm cả hai ngôi tu viện để tỏ lòng thành kính đối với những tu sĩ và tìm hiểu thêm về những công trình tưởng niệm và lịch sử tại đây. Tu viện Tích Lan có tên là Nava Jetavana Vihara (có nghĩa là Tu Viện Kỳ Viên Mới), bên trong chúng ta sẽ thấy được nhiều bức tranh vẽ trên tường, miêu tả lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Tu viện này cũng đang lưu giữ một số xá lợi Phật trong một cái bát hình tháp

stupa để cho những khách viếng được xem.

Tu Viện (Chùa) Miến Điện có tên đầy đủ là Chùa Phật Giáo Miến Điện (Burmese Buddhist Temple) và vị trụ trì là Hòa Thượng Sayadaw U Awbatha. Theo như vị Hòa thượng (Sayadaw) này, mặc dù ngôi chùa mới xây nằm bên ngoài Tu Viện Kỳ Viên nguyên thủy nằm phía trong hàng rào bảo tồn, nhưng cuộc đất của ngôi Chùa mới chính là một phần đất của Kỳ Viên Jetavana ngày xưa.

Chùa Miến Điện này mới đây đã được tu sửa để làm chổ ở miễn phí cho những khách hành hương đến chiêm bái Sravasti.

2. Sankasia,

Nơi Đức Phật Hạ Thế từ Cõi Trời Đao Lợi(3), (16), (25), (26)

2.1 Cách để Đi Đến Nơi

Sankasia nằm trong ngôi làng Sankisia-Basantapur huyện Farrukhabad, bang Uttar Pradesh, vị trí giáp giới của 3 huyện lỵ là Farrukhabad, Etah và Mainpuri. Từ thủ đô Delhi, cách thực tế nhấtđể đến thăm Sankasia là đi bằng tàu tốc hành Shatabdhi express từ Delhi đến Etawah, tàu

đến đó khoảng 10:30 sáng và chuyển qua xe khách. Sau khi dùng bữa trưa, lập tức lên đường đi qua Kishni-Bewar-Muhammadabad để đến Sankasia khoảng 3 giờ chiều. Sau khi thăm viếng Sankasia, chúng ta phải lên đường đi qua Chhibramau-Kannauj để đến Kanpur.

Khoảng cách từ Sankasia đến Kanpur là khoảng 220 km và tổng thời gian xe chạy 5 tiếng đồng hồ. Cuối cùng, đến khách sạn ở Kanpur khoảng 10:00 đêm.

2.2 Ý Nghĩa Tôn Giáo

Theo Luận giảng kinh Pháp Cú, Phần XIV, 2, sau khi Đức Phật đã ở qua hết mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 7 ở cõi trời Đao Lợi (Tavatimsa) để thuyết giảng Vi Diệu Pháp cho mẹ Người và chư

thiên, Người bảo vua trời Đế-Thích (Sakka) về ý định quay về trái đất của mình. Truyền thuyết nói rằng, Vua trời Ðế-Thích đã tạo ra ba cầu thang quý báu bằng vàng, bằng bạc và bằng ngọc bảo, từ đỉnh núi Tu-di (Sumeru) đến cổng thành Samkasia. Bên phải là thang vàng dành cho các vị thần, chư thiên devas, bên trái là thang bạc dành cho Phạm Thiên Brahma và tùy tùng

của Ngài, và chính giữa là Thang Ngọc dành cho Đức Phật. Khi Đức Phật vừa đi xuống bằng cầu thang ngọc, những vị chư thiên và Phạm Thiên tôn kính đi hai bên khi Người hạ thế và đặt chân đến tận cổng thành Sankasia. Vì sự kiện thần diệu này, đã được chứng kiến bởi đám đông dân chúng, nên Sankasia đã trở thành một thánh tích Phật giáo và nhiều bảo tháp stupas và tu

viện đã được xây lên ở đây.

2.3 Bối Cảnh Lịch Sử (5), (6), (27)

Vua Asoka đã viếng thăm Sankasia vào năm 249 trước Công Nguyên, là một phần trong chuyến hành hương đến tất cả những thánh địa Phật giáo ở Ấn Độ. Theo ngài Pháp Hiển, vua Asoka đã xây dựng một đền thờ ngay tại chỗ Đức Phật đặt chân xuống đất. Phía sau đền thờ, nhà vua

dựng một cột đá cao 18.3 m với đầu sư tử được gắn ở trên và đặt những tượng Phật trên 4 mặt cột đá. Ngài Pháp Hiển cũng chứng kiến những bảo tháp stupas khác và những tu viện với khoảng 1.000 Tăng và Ni đang tụ tập. Khi ngài Huyền Trang đến đây vào năm 636 sau Công Nguyên, ngài đã chứng kiến một khu Tịnh Xá (làm chỗ ở của Tăng đoàn) được xây bằng một kiến trúc rất đẹp, trong đó có khoảng 100 Tăng sĩ và những cư sĩ Phật giáo. Ngài cũng thấy Trụ Đá Asoka cao khoảng 21 m với những hình điêu khắc xung quanh bốn mặt trụ đá và ngài cũng có ghi chép lại một số bảo tháp khác. Ngoài những ghi chép lịch sử của những nhà hành hương Trung Hoa ra, lịch sử của Sankasia chỉ là trang giấy trắng suốt 1.200 năm cho đến khi ngài Sir

Cunningham xác định được Sankasia nằm trong ngôi làng Sankisa-Basantapur ngày nay thuộc huyện Farrukhabad, bang Uttar Pradesh. Ngôi làng hiện tại nằm trên một bình nguyên cao

khoảng 12.2 m, trong chu vi 457 m x 305 m hay khoảng 14 hecta.

2.4 Môi Trường Thời Ban Sơ Của Sankasia

Ngày nay, Sankasia là một trong những nơi thánh địa xa xôi và chậm phát triển nhất toàn Ấn Độ, như là một tiếng khóc dài từ thời Đức Phật, lúc bấy giờ được gọi là “thành phố Sankasia”. Khi một số người Nhật Bản thăm viếng Ấn Độ đã hỏi Thủ Tướng Nehru nơi nào là vùng Phật giáo nghèo nhất Ấn Độ, ông trả lời rất nhanh: “Sankasia!”. Tình trạng nơi này đã được cải thiện đôi chút khi bà Ms Mayawati, một Phật tử trở thành Thống Đốc ban Uttar Pradesh vào tháng 5, 2007 sau khi trước kia đã đảm nhận vị trí này trong một thời gian ngắn 2002-2003. Ngày nay, đường xá trở nên tốt hơn và có 1 khách sạn được xây lên để cho những du khách đến Sankasia nghỉ lại.

Tác giả đã viếng thăm Sankasia 10 năm trước. Cảm thấy rất ấn tượng với môi trường còn ‘ban

sơ’ của vùng này, tác giả đã quyết định hướng dẫn những đoàn hành hương từ Malaysia đến chiêm bái, mặc dù ban đầu rất nhiều người phản đối việc đến nơi hoang sơ, hoang vắng này. Ban đầu, chuyến đi phải mất cả 1 ngày và đến được Sankasia vào buổi chiều. Sau đó phải lên đường để đi Kanpur hoặc Lucknow mới đến được khách sạn sau nửa đêm. Ngày nay, có Chùa Miến Điện (Burmese Temple) đã được xây vào năm 2004 và hòa thượng Sayadaw U Nanda đã mời chúng tôi nghỉ lại qua đêm thay vì phải vất vả lên đường vào buổi chiều tối. Thật là hữu duyên chúng ta có nơi tá túc qua đêm và được biết đến hòa thượng Sayadaw U Nanda và được lợi ích

học hỏi từ kiến thức sâu rộng của ngài về lịch sử Sankasia. Ngày nay, nhiều người hành hương đã đến viếng thăm vùng Sankasia giàu có về di sản thiêng liêng Phật giáo này.

2.5 Những Điểm cần Thăm Viếng (5),(16), (27)

Một phần của tài liệu HUONGDANHANHHUONGVEXUPHAT (Trang 95 -97 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×