kiến tạo tại các khu mỏ Bauxite
Các mỏ Bauxitekhu vực Tây Nguyên theo kết quả nghiên cứu thăm dò đến nay, đã xác định địa tầng chứa quặngnằm trọn trong đới hoạt hóa magma kiến tạo Đà Lạt tuổi Paleomezozoi. Trong khu vực chỉ có mặt các trầm tích Jura và các thành tạo núi lửa Kreta, chúng bị phủ bởi các đá bazan lỗ rỗng bị phong hóa và các trầm tích Đệ Tứ.
Khu vực nghiên cứu thành lập bản đồ cơ lý đất đá và phân cấp đất đá phân bố chủ yếu là thành tạo phun trào bazan phân bố rộng ở các khu mỏ, hình thành ở phân bố ở độ cao từ 800m trở lên đối với mỏ Tây Tân Rai và 550m trở lên đối với mỏ Nhân Cơ.Thành phần thạch học chủ yếu gồm: bazan olivin kiềm, hyalobazan olivin, plagiobazan và bazan tholeit, khi phong hóa tạo thành vỏ phong hóa laterit bauxit có giá trị công nghiệp, bề dày từ 3 ÷ 8m.Vỏ phong hoá laterit trong vùng là các sản phẩm được hình thành từ quá trình rửa trôi các sản phẩm phong hóa tại chỗ đá bazan thuộc đới kiến tạo magma.
Đối tượng nghiên cứu tính chất cơ lý đất đá để đưa vào phân cấp đất đá chủ yếu là các lớp đất đá như sau:
- Lớp phủ sườn tàn tích (edQ): Đây lớp thổ nhưỡng, đới phong hóa mãnh liệt(CW/P.M), có chiều dày trung bình 0,2-:-2m, trung bình dày 0,8m đối với mỏ Tây Tân Rai. Đối với mỏ Nhân Cơ, chiều sâu lớp phủ dao động lớn hơn từ 0,2-:- 3,8m, trung bình 1,3m. Phân bố rộng rãi trong khu thăm dò, lộ ngay trên mặt đất, có thể quan sát thấy chúng gồm hai lớp qua sự biến đổi màu sắc. Trên cùng là lớp thổ nhưỡng màu nâu đen lẫn mảnh
vụn laterit.
- Lớp quặng Laterit-bauxit kết tảng:Laterit- bauxit lớp quặng giàu sắt lộ ngay trên mặt hoặc dưới lớp phủ và nằm trên lớp bauxit- laterit. Thành phần gồm các sản phẩm laterit dạng kết tảng, mảnh vụn vón cục màu nâu, nâu sẫm. Có thể chia ra hai phụ lớp:
+ Phụ lớp trên là laterit kết tảng cứng rắn chắc có chiều dày không quá 2,0m.
+ Phụ lớp dưới laterit-bauxit dạng mảnh vụn, vón cục.Lớp laterit-bauxit phân bố không liên tục trong khu mỏ mà chỉ gặp cục bộ ở một số nơi chủ yếu những khu vực có địa hình cao.
Quặng kết tảng tương đối dễ gặp tại các khu vực địa hình cao tại khu vực mỏ Tây Tân Rai. Còn tại mỏ Nhân Cơ không gặp quặng kết tảng.
- Lớp quặng Bauxit laterit bở rời: Lớp bauxit - laterit phân bố khá rộng trong khu mỏ, tập trung chủ yếu ở những nơi có địa hình cao.
Bauxit kết vón có dạng vón cục, cành cây, hạt đậu san hô màu nâu đỏ, nâu nhạt vàng nhạt. Quặng có cấu tạo lỗ hổng rất cứng. Bauxit dạng xỉ gồm các mảnh màu đỏ, đỏ xám; quặng có nhiều lỗ hổng. Bauxit giàu sắt có màu đỏ tím đỏ đều hạt. Bauxit dạng hạt đậu có màu nâu, nâu đỏ quặng ít lỗ hổng, loại này thường nằm ở phần dưới của thân quặng.
Lớp bauxit - laterit có chiều dày thay đổi trong một giới hạn rộng từ 0m đến 7-8m hoặc hơn. Phần lớn đới này nằm trên mực nước ngầm nên rất thuận lợi cho việc khai thác mỏ.
- Lớp sét litoma: Lớp litoma phân bố rộng khắp
khu mỏ và nằm sát phía dưới thân quặng bauxit. Lớp sét litoma có màu nâu, nâu đỏ, vàng nâu có
Hình 1: Mặt cắt cơ lý đá Tuyến ĐC-10 khu mỏ Nhân Cơ
nhiều đốm trắng của kaolinit. Đất có trạng thái dẻo hoặc dính, chiều dày trung bình 1,5m. Lớp litoma khi khô đất rất cứng rắn nhưng gặp nước đất có tính chứa ẩm cao nên khi bão hòa thì nước thường tạo nên những khu đất sình lầy, đây là điều cần chú ý khi công trình khai thác đạt tới độ