của các mỏ Bauxite nghiên cứu được thể hiện trên hình 1 và hình 2.
Mục tiêu nghiên cứu đặt ra là nghiên cứu các chỉ tiêu công nghệ, các chỉ tiêu cơ lý đất đá, cụ thể:
- Lấy mẫu, phân tích, tổng hợp, kiến nghị các chỉ tiêu cơ lý;
- Thí nghiệm thể trọng lớn (D) tại các giếng đào;
- Thí nghiệm hệ số nở rời;
- Phân loại, phân cấp đất đá phủ theo quy định hiện hành.
2. Công tác nghiên cứu tính chất cơ lý đất đá đá
Quy trình nghiên cứu, đánh giá, phân cấp đất đá khu vực mỏ Bauxite Tây Tân Rai qua hai hình thức:
- Khảo sát địa chất, đánh giá, phân cấp đất đá ngoài hiện trường.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá, phân loại, phân cấp đất đá trong phòng.
2.1. Công tác xác định vị trí lấy mẫu
Công tác xác định, định vị vị trí lấy mẫu được sử dụng ngoài hiện trường là sử dụng GPS cầm tay, phần mềm Vtool For Sevey sử dụng vệ tinh GPS có độ chính xác trong giới hạn cho phép, kết hợp với địa bàn, thước dây. Địa hình, địa vật trên bản đồ hiện trạng khai thác cũng là một trong các yếu tố định điểm nhanh chóng và thuận tiện hơn trong quá trình thi công.
2.2. Công tác lấy mẫu theo lộ trình địa chất
Để xác định bổ sung tính chất cơ lý của các loại đá có mặt trong địa tầng của các mỏ đã tiến hành lấy mẫu tại thực địa trên các vết lộ do khai thác hoặc do tự nhiên mở ra đối với mỏ Bauxite và dọc theo các đường mòn trong các thung lũng trong diện qui hoạch khai thác.
2.3. Mẫu bố trí tại các hố, giếng đào khảo sát địa chất sát địa chất
Các hố, giếng đào khảo sát địa chất bố trí tại các diện quy hoạch khai thác, những khu vực này có các lớp đất đá chứa quặng nằm dưới tầng phủ thổ nhưỡng, các lớp đất trồng trọt và đôi khi nằm dưới kết tảng laterit.
- Tiến hành đo vẽ, mô tả địa chất xác định các thông số địa chất để đánh giá chất lượng đất đá ngoài hiện trường cho tầng đất phủ, đất chứa
quặng bở rời;
- Xác định các yếu tố Địa chất như: Chiều sâu phân bố, thành phần hạt/m2, mức độ phong hóa (TCVN11676-2016), tỷ lệ dăm sạn, độ xếp chặt, hiện trạng tủy văn, độ bền vững hạt cố liệu đối với quặng bở rời hoặc độ cứng của lớp quặng kết tảng nếu có, nguồn gốc và tên đất, xác định mức độ khó đào bằng các dụng cụ đào thử theo hướng dẫn Định mức 1776/BXD và TCVN 4447-2012;
- Công tác mô tả tuân theo TCVN 11676:2016, TCVN 9156:2012, Thông tư 23/BTNMT về quy định đo vẽ địa chất, các yêu cầu về kỹ thuật khảo sát TCVN 8477:2010, TCVN:2015 (Dự thảo phân cấp đất đá trong thi công công trình).
2.4. Một số thí nghiệm ngoài hiện trường
- Để xác định hệ số nở rời đối với đất đá phủ, tiến hành đong đất đá trực tiếp vào hộc có ngăn rút đáy, thể tích hộc 0,4x0,4x0,4m.
- Để xác định thể trọng tự nhiên ngoài hiện trường tuân thủ theo công thức xác định như sau:
Trong đó:
Mw là khối lượng toàn bộ của đất lấy lên từ hố
Hình 3. Đo đạc các thông số hình học của mẫu thí nghiệm thể trọng và nở rời
Hình 4. Cân và ghi chép số liệu cân các mã cân
)/ / (T m3 V M h w w = γ
đào, Tấn;
Vh là thể tích hố đào, m3.
- Hệ số nở rời được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Vnr là thể tích đất đá lấy lên từ hố lên đong vào hộc, m3;
Vh là thể tích hố đào, m3.
2.5. Công tác đào hố, giếng đào nghiên cứu
- Theo tài liệu địa chất và đặc thù mỏ bauxite, các công trình giếng đào trong đất đá cấp I-IV, khô ráo và nằm trên mực nước ngầm, vì vậy được thi công bằng phương pháp thủ công, chống chèn bằng gỗ tròn, vuông với khoảng cách các vì chống khoảng 0,5m; cứ 2,0 - 2,5m có 1 vì chính, khoảng cách chèn từ 0m đến 1,5 -2,0m.
- Đưa đất đá từ đáy giếng lên miệng giếng, ở độ sâu tới 2m dùng xẻng đưa lên miệng giếng, độ sâu >2m, tại độ sâu 2-4m thường dùng gầu móc dây kéo lên, từ 4m trở lên vật liệu được đưa vào thùng, sọt và dụng tời trục quay tay đưa lên mặt đất.
2.6. Công tác thí nghiệm, nghiên cứu trong phòng phòng
Mẫu sau khi lấy ra khỏi nguyên khối được bảo
quản trong hộp mẫu để đảm bảo tính chất hiện trạng của mẫu, sau đó được vận chuyển về phòng thí nghiêm. Quá trình gia công và thí nghiệm được thực hiện chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu.