0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI LỢN NHÂM XUÂN TIẾN HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH​ (Trang 47 -49 )

Trong quá trình đỡ đẻ cần liên tục quan sát lợn mẹ, khi thấy những hiện tượng bất thường, đẻ khó thì cần nhanh chóng can thiệp.

* Nguyên nhân đẻ khó

- Kích thước thai quá to

- Tư thế thai không bình thường - Chiều của thai không bình thường - Hướng của thai không bình thường

* Biểu hiện

- Lợn mẹ rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến tử cung.

- Tần số hô hấp tăng, lợn mẹ mệt mỏi dần kiệt sức, mắt lợn mẹ rất đỏ do rặn đẻ liên tục.

* Can thiệp

- Dùng thuốc: tiêm oxytocin với liều lượng 2 ml/con.

- Can thiệp bằng tay: cần vệ sinh sát trùng tay sạch, cắt móng tay, bỏ đồ trang sức (nếu có), đeo găng tay và bôi gel vào tay trước khi can thiệp bằng rồi tiếp hành can thiệp đưa lợn con ra ngoài.

Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp chăm sóc tại trại trong thời gian thực tập được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số nái đẻ (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 6 53 51 96,22 2 3,77 7 52 48 92,3 4 7,69 8 50 49 98,0 1 2,0 9 53 52 98,11 1 1,88 10 52 49 94,23 3 5,76 11 51 50 98,03 1 1,96 Tổng 311 299 96,14 12 3,85

Bảng 4.3 cho thấy, trong 6 tháng thực tập em theo dõi 311 nái thì có 299 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 96,14 %; có 12 lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 3,85 %.

Tỷ lệ lợn nái đẻ bình thường dao động trong khoảng từ 92,3-98,11 %. Tỷ lệ lợn nái đẻ khó dao động trong khoảng 1,96-7,69 %.

Đẻ khó thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không được tốt, không cân đối khẩu phần ăn của con mẹ dẫn đến lợn mẹ có con quá gầy con lại quá béo, cộng thêm lợn mẹ không được vận động cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản bình thường của lợn mẹ. Một số lợn nái đã già nhưng vẫn chưa được thay thế cũng làm tỷ lệ đẻ khó tăng lên. Số lượng lợn đẻ khó chiếm trung bình 3,85%.

Trong quá trình tham gia đỡ đẻ cho lợn mẹ và can thiệp các trường hợp đẻ khó em nhận thấy: số lợn nái đẻ khó chủ yếu tập trung nhiều ở nái đẻ lứa đầu, nái quá già, một số ít là do lợn mẹ trong quá trình mang thai quá béo, làm ảnh hưởng đến quá trình đẻ. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trước khi đẻ hết sức quan trọng, đặc biệt là khẩu phần ăn của lợn mẹ, khẩu phần ăn của lợn mẹ không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ bình thường của lợn mẹ. Người đứng chuồng đẻ thì cần liên tục di chuyển, quan sát, nhớ thời gian của từng lợn mẹ khi bắt đầu đẻ, khi lợn mẹ đẻ quá lâu hoặc gặp biểu hiện gì bất thường thì cần nhanh chóng can thiệp. Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tay cũng như cơ quan sinh sản của lợn mẹ khi có can thiệp, thao tác can thiệp phải nhẹ nhàng đúng kĩ thuật, tránh làm xây xát niêm mạc tử cung lợn mẹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG BỆNH TRÊN ĐÀN LỢN NÁI TẠI TRẠI LỢN NHÂM XUÂN TIẾN HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH​ (Trang 47 -49 )

×