Tình hình mắc bện hở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại lợn nhâm xuân tiến huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 56 - 57)

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó, học được thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

* Bệnh sót nhau

- Triệu chứng khi lợn nái bị sót nhau: con vật đứng nằm không yên, thích uống nước, nhiệt độ hơi tăng, sản dịch chảy ra màu nâu.

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, giảm ăn hay bỏ ăn, sốt nhẹ, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng. Lợn nái bỏ ăn, mệt mỏi, sốt 40,5 - 42ºC.

* Bệnh ít sữa,mất sữa

- Triệu chứng: Lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30% đến 100%.

Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản trực tiếp theo dõi trong thời gian thực tập

Chỉ tiêu

Tên bệnh Số nái

theo dõi (con)

Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bệnh viêm tử cung 311 18 5,78 Bệnh sót nhau 311 6 1,92 Bệnh ít sữa, mất sữa 311 5 1,60

Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao nhất, chiếm 5,78% là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi với điều kiện như nuôi dưỡng, chăm sóc và thời tiết không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai hay bị trầy xước, làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Số lợn nái mắc bệnh ít sữa,mất sữa là 5 con, chiếm tỷ lệ 1,6%. Lợn mắc bệnh ít sữa, mất sữa có thể do vú bị tổn thương làm cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh, ngoài ra còn do kế phát từ một số bệnh như sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ, sốt sữa... vi khuẩn theo máu về tuyến vú gây bệnh. Số lợn nái mắc bệnh sót nhau là 6 con chiếm 1,92%; nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sót nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại lợn nhâm xuân tiến huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)