Kết quả điều trị bện hở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại lợn nhâm xuân tiến huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 57)

Quá trình thực tập tại trại, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại em đã tham gia điều trị cho lợn nái mắc bệnh, kết quả được trình bày qua bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái TT Tên bệnh Số lợn được điều trị (con) Phác đồ điều trị Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Bệnh viêm tử cung 18 Oxytocin; cồn Iod 10% làm sạch tử cung, đồng thời tiêm Amoxinject

LA 20ml/con/ngày 18 100 2 Bệnh sót nhau 6 Oxytocin Amoxinject LA 20ml/con/ngày 6 100 3 Bệnh ít sữa, mất sữa 5 Tiêm Oxytocin 2 lần trên ngày sau bữa ăn

sáng và chiều. 2ml/con/ lần

5 100

Qua bảng 4.9 cho thấy kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại đạt tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.

- Viêm tử cung: trong tổng số 18 nái bị viêm tử cung thì điều trị khỏi hoàn toàn, đạt 100%. Biện pháp điều trị: điều trị bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Đầu tiên cho thụt rửa qua nước muối, rồi tiêm Amoxinject LA 20ml/con/ngày Tuy số con điều trị khỏi cao nhưng trong quá trình theo dõi, em thấy có những

con bị bệnh khi điều trị khỏi thường không động dục trở lại hoặc có chửa trở lại thì rất hay đẻ non và sảy thai, những con này thường bị loại thải.

- Sót nhau: trong tổng số 6 nái bị sót nhau, em đã tham gia điều trị khỏi hoàn toàn, đạt tỷ lệ 100%. Biện pháp điều trị: dùng oxytocin để tử cung co bóp đẩy hết các sản dịch trung gian ra bên ngoài, sau đó thụt rửa bằng nước muối 0,9%, rồi tiêm Amoxinject LA 20ml/con/ngày. Nên can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung.

- Bệnh ít sữa,mất sữa: trong tổng số 5 nái bị ít sữa,mất sữa, em đã tham gia điều trị khỏi hoàn toàn, đạt 100%. Biện pháp điều trị được áp dụng: dùng khăn ướt thấm nước xoa bóp nhẹ vài lần trong ngày, rồi tiêm Oxytocin 2 lần trên ngày sau bữa ăn sáng và chiều 2ml/lần/con.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại chăn nuôi em có một số kết luận như sau: * Công tác chăn nuôi

- Công tác chăn nuôi của trại được thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao - Năm 2017 trại có 37 lợn đực giống và 245 lợn nái hậu bị, 2418 lợn nái sinh sản. Tính đến tháng 11 năm 2018, trại có 38 lợn đực giống và 250 lợn nái hậu bị, 2425 lợn nái sinh sản.

- Số con đẻ ra trung bình 12,330,24 con/lứa/nái. Tỷ lệ nái đẻ bình

thường là 96,14% ; tỷ lệ nái đẻ khó là 3,85% ; tỷ lệ số con sống đến cai sữa là 11,230,23

* Công tác vệ sinh

Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo vệ sinh.

Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải tuân thủ theo qui định của Trại.

* Công tác thú y

- Lịch tiêm phòng vắc xin tại trại được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng lịch trình.

- Thực hiện đỡ đẻ 550 lợn con; mài nanh,bấm số tai, cắt đuôi 400 lợn con..

- Công tác phòng bệnh được thực hiện nghiêm túc, đúng theo lịch làm việc của trại nên đã hạn chế được thấp nhất tình trạng dịch bệnh xảy ra. Tỷ lệ mắc các bệnh viêm tử cung (5,78%), bệnh sót nhau (1,92%), bệnh ít sữa, mất sữa (1,6%) là tương đối thấp.

Qua 6 tháng thực tập tại trại em đã được học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn. Những công việc em đã học và làm như:

+ Đỡ lợn đẻ

+ Mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt cho lợn con + Thiến lợn đực

+ Tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn nái + Tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái của trại (cho lợn ăn, tắm cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng,...).

+ Tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho lợn nái tại trại.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích, đánh giá, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Đầu tư, nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dụng cụ thú y. - Tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đưa khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng thực hiện tốt mục tiêu và phương hướng đã đề ra.

- Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (1996), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Tổng hợp, Đồng Tháp.

2. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh lợn nái, lợn con và lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Quách Thị Diễm (2016), Nghiên cứu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực Pidu × nái F1 (LY) và đực Duroc × nái F1 (LY) nuôi tại trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Sư đoàn 3, Lạng Giang, Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ chăn nuôi, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái, để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sản khoa gia súc,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Văn Lệ Hằng, Đào Đức Thà, Chu Đình Tới (2009), Sinh sản vật nuôi, Nxb Giáo Dục.

9. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003),

Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Quang Linh (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Hồng Mận (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La

Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Lường Tuấn Nhã (2016), Nghiên cứu khả năng sản xuất của lợn nái Móng Cái, địa phương và con lai thương phẩm F1 (LR × MC) nuôi tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

17. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi (2005), Chăn nuôi lợn trang trại, Nxb Lao động - Xã hội.

18. Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Văn Duy, Lê Thị Kim Ngọc (2008), Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản hướng nạc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc bộ”,Tạp chí KHKT thú y - tập XIV (số 3), tr. 38 - 43.

20. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh tử cung trên đàn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT thú y - tập XVII (số 1), tr. 72 - 76.

23. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Đào Thị Minh Thuận (2010), Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tỉnh Thái Bình và thử nghiệm 1 số biện phòng, trị bệnh, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp.

25. Đỗ Quốc Tuấn (1999), Bài giảng môn sản khoa gia súc, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26. Trịnh Văn Tuấn (2015), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái ngoại tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

27. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Vũ Đình Vượng (1999), Giáo trình bệnh nội khoa, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

II. Tài liệu Tiếng Anh

29. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol, Patho.l Clin, Med, 2007 Nov., 54(9), pp 491.

30. Herber L., Cornedia P., Ioan Pe., Ioan B., Diana M., Ovidiu S. và Sandel (2010), “Possibilities to combat MMA syndrome in sows”, Scientific paper: Animal Science and Biotechnologies, 2010, 43 (2).

31. Kemper N., Gerhets I. (2009), “Bacteria in milk from anterior and postpartum dysgalactia syndrome”, Acta Vetermaria Scandinavica (51),

32. Kemper N., Bardehle D., Lehmann J., Gerjets Looft H., Preissler R. (2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”, Berl Munch Tierarzlt Wochenschr 126, Heft 3/4, Seiten, pp. 130 - 136. 33. McIntosh G. B. (1996), Mastitis metritis agalactia syndrome, Science

report, Animal research institute, Yeerongpilly, Queensland, Astralia, Unpublish, pp.1-4.

III. Tài liệu internet

34. Muirhead M. va Alexander T. (2010), Reproductive system, managing Pig health and the treatment of disease, http://www.thepigsite.com.

35. Shrestha A. (2012), Mastitis, Metritis and Aglactia in sows,

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

Hình 1: Tiêm oxytocin Hình 2: Đỡ đẻ

Hình 5: Vắt sữa

Hình 7: Bón cho lợn bỏ ăn

Hình 6: Chăm sóc lợn còi yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại lợn nhâm xuân tiến huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 57)