Các công tác khác đã thực hiện tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại lợn nhâm xuân tiến huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 49)

Trong thời gian thực tập tại trại, ngoài những công việc cơ bản hàng ngày về chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản, em được tham gia đỡ đẻ, cắt đuôi, mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực, mổ hecni.

- Chuẩn bị trước khi đỡ đẻ: căn cứ vào lịch phối giống để dự kiến ngày đẻ của lợn một cách chính xác, để phân công người trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và kịp thời can thiệp khi cần thiết, tránh không có những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

+ Chuẩn bị chuồng cho lợn nái đẻ: trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày, cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ, tẩy rửa vệ sinh khử trùng toàn bộ chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh và tiêu độc để trống chuồng từ 3 - 5 ngày trước khi cho lợn nái vào đẻ.

Dựa vào ngày đẻ dự kiến ghi trên mỗi thẻ nái để chuẩn bị ô úm và dụng cụ đỡ đẻ.

+ Chuẩn bị ô úm lợn con: tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết con, đặc biệt là những ngày mới sinh lợn con còn yếu, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt thích hợp. Do vậy, ô úm có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợn con,

Cần chuẩn bị xong ô úm của lợn con trước những ngày đẻ dự kiến, kích thước ô úm: 1,2 - 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.

+ Chuẩn bị dụng cụ: cần chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ sau: kéo, kim, chỉ, cồn sát trùng, cân, vải màn hoặc khăn mặt, đèn thắp sáng, khay dụng cụ, xô chậu đựng nước, sổ sách, các loại thuốc như thuốc trợ đẻ, thuốc trợ sức, thuốc kháng sinh,...

- Trực và đỡ đẻ: Để đảm bảo tỷ lệ sống của lợn con và kịp thời can thiệp hỗ trợ lợn nái trong những trường hợp bất thường. Công tác trực, đỡ đẻ dựa vào việc theo dõi ngày đẻ dự kiến để có kế hoạch trực đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái. Đây là công việc quan trọng cần được chú tâm đến.

Qua thời gian thực tế làm tại chuồng lợn đẻ, tôi đã được ghi chép lại những biểu hiện của lợn nái sắp đẻ theo ngày. Cụ thể được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ

Trước khi đẻ Dấu hiệu

4 - 5 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương lên

2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 4 - 6 giờ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa

Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Sữa non vọt thành tia dài ở các vú

30 phút - 2 giờ

Đi lại không yên, nhịp thở tăng

Có dịch nhờn màu hồng tiết ra ở âm hộ có lẫn phân su Đến khi nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẫy đuôi thì đã đến lúc nái rặn đẻ

- Kỹ thuật đỡ đẻ:

+ Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra, vuốt hết dịch vùng đầu và mặt, màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn vuốt ra hết, dùng khăn lau khô người lợn, lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn. Việc làm này giúp lợn sạch sẽ lại vừa giúp lưu thông máu cho lợn, đồng thời khi lau ta chú ý bóp các dịch nhầy trong mũi, miệng ra để cho lợn con có thể thở được.

+ Trong nhiều trường hợp, người ta dùng bột lăn để lăn cho lợn con. Nó có tác dụng làm sạch, ngoài ra, 1 số loại bột lăn còn giúp lợn con giữ ấm và chống lại một số mầm bệnh ngoài môi trường.

+ Cầm lợn con và dây buộc rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod.

+ Cho lợn con vào lồng úm, nhiệt độ lồng úm phải để ở mức 33 - 35 0C + Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

* Kỹ thuật ngoại khoa:

- Công tác mài nanh, cắt đuôi: lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sau một ngày có thể mài nanh và cắt đuôi đồng thời cho uống baytril (1 ml/con) và tiêm kháng sinh (0,3 ml/con).

+ Mài nanh: dùng tay trái mở miệng lợn con ra, tay phải đưa máy mài nanh vào mài 1/3 răng.

+ Cắt đuôi: trước lúc cắt đuôi 15 phút hơ kéo sắt cho nóng già rồi tiến hành dùng tay trái nắm hai chân sau đồng thời cầm đuôi, đầu lợn con hướng xuống dưới, tay phải cầm kéo cắt cách gốc đuôi 2cm tính từ gốc đuôi. Sau khi cắt đuôi song dùng bông thấm cồn iot chấm vào vết thương.

- Công tác bấm số tai, thiến lợn con: sau 3 - 5 ngày có thể tiến hành bấm số tai và thiến lợn con đồng thời cho uống amoxicol (2 ml/con), tiêm sắt (2 ml/con), và tiêm kháng sinh (0,5 ml/con). Thiến lợn tiêm kháng sinh (0,5ml/con) và cho uống cầu trùng.

+ Bấm số tai theo quy định mã trại, tuần lợn đẻ. Sát trùng vết bấm bằng cồn iod, thả lợn con vào lồng úm.

+ Thiến lợn con:

Chuẩn bị dụng cụ: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thao tác: đầu tiên, tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh (amcoli, amistin). Sau đó người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, lưng lợn con quay về phía ta,

bụng hướng ra ngoài. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, bôi cồn vào vị trí thiến.

Kết quả thực hiện các thủ thuật đối với đàn lợn trong thời gian thực tập được trình bày qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả các thủ thuật đã thực hiện tại trại

STT Công việc thực hiện

Tổng số lợn (con) Số lợn con trực tiếp thực hiện (con) Tỷ lệ thực hiện (%) 1 Đỡ đẻ cho lợn 3836 550 14,33

2 Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 3836 400 10,42 Qua bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian thực tập, em đã được trực tiếp đỡ đẻ cho 550 trong số 3836 con, đạt tỷ lệ 14,33%; mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi cho 400 trong tổng số 3836 con, đạt tỷ lệ 10,42%.

4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái nuôi tại trang trại Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái

Tháng Số lợn nái đẻ (con) Số lợn con đẻ ra/lứa (con) ( xmx) Số lợn con còn sống

đến cai sữa (con) ( xmx) 6 53 12,300,22 11,050,21 7 52 12,190,24 11,230,22 8 50 12,420,23 11,340,23 9 53 12,260,23 11,240,24 10 52 12,480,28 11,340,27 11 51 12,350,22 11,170,20 Tính chung 311 12,330,24 11,230,23

Qua bảng 4.6 cho thấy, các chỉ tiêu về sinh sản là tương đối cao. Theo dõi 311 con lợn nái, số lợn con đẻ ra trung bình là 12,330,24 con/lứa/nái; số lợn con còn sống đến cai sữa trung bình là 11,230,23 con/lứa/nái.

Lợn con chết trước khi cai sữa có rất nhiều nguyên nhân: do lợn mẹ đè, do khối lượng sơ sinh nhỏ hơn 600g nên loại thải, do nhiễm các bệnh như viêm khớp, nhiễm trùng.

Để đạt được kết quả như vậy em thấy công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, trông lợn con khỏi bị đè là rất quan trọng. Việc vệ sinh lồng úm, sàn nuôi lợn con, thảm lót phải thực hiện thường xuyên nhưng phải tránh làm lợn con bị ướt, lợn con mới đẻ ra cần có bóng sưởi trong những ngày đầu và nên cho lợn con tập ăn sớm để thời gian cai sữa nhanh hơn.

4.6. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại

Với mục tiêu phòng bệnh hơn chưa bệnh công tác phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại coi trọng và đặt lên hàng đầu. Do đặc thù trại là trại sản xuất lợn giống, lợn thương phẩm nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng chính xác là rất quan trọng nhằm tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay. Hiệu quả vắc xin phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó việc tiêm vắc xin cho lợn khỏe mạnh theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật để tạo được miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn nái sinh sản và lợn con được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại Loại Lợn Thời điểm phòng bệnh Bệnh được phòng Loại vắc xin, thuốc Liều dùng (ml) Đườn g sử dụng Số con sử dụng (con) Số con an toàn (con) Tỷ lệ (%) Lợn nái 14 ngày sau sinh Khô thai Porcilis Parvosuin 1 Tiêm bắp 311 311 100 Lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi 1 - 3 ngày sau đẻ Thiếu sắt FE + B12 1-2 Tiêm bắp 3836 3836 100 16 – 18 ngày sau đẻ Dịch tả Coglapest 1-2 Tiêm bắp 3836 3836 100 3 - 6 ngày sau đẻ Cầu trùng Diacoxin 5% 2 Cho uống 3836 3836 100 Nhìn vào bảng 4.7 có thể thấy được tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng thuốc và vắc xin của trại.

Phòng bệnh cho lợn con: Lợn con sau 1-3 ngày tuổi được tiêm Fe + B12 để phòng thiếu sắt, 3-6 ngày tuổi được tiêm thuốc phòng trị cầu trùng và nâng cao sức đề kháng cho lợn con, 100% lợn con sau khi sinh sẽ được tiêm. Trong 6 tháng thực tập, em đã tham gia và hỗ trợ tiêm Fe + B12 cho 3836 lợn con được 2 ngày tuổi, uống thuốc phòng trị bệnh cầu trùng cho 3836 lợn con và đạt an toàn 100%. Ngoài ra, tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn cho 3836 lợn con từ 16 - 18 ngày tuổi

Tiêm phòng cho lợn nái: do kinh nghiệm, kỹ thuật chưa có nhiều nên sinh viên thực tập chỉ được thực hiện tiêm phòng cho lợn nái với số lượng rất ít, dưới sự giúp đỡ và giám sát của kỹ thuật trại.

4.7. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

4.7.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó, học được thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái tại trại.

* Bệnh sót nhau

- Triệu chứng khi lợn nái bị sót nhau: con vật đứng nằm không yên, thích uống nước, nhiệt độ hơi tăng, sản dịch chảy ra màu nâu.

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, giảm ăn hay bỏ ăn, sốt nhẹ, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng. Lợn nái bỏ ăn, mệt mỏi, sốt 40,5 - 42ºC.

* Bệnh ít sữa,mất sữa

- Triệu chứng: Lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30% đến 100%.

Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản trực tiếp theo dõi trong thời gian thực tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Tên bệnh Số nái

theo dõi (con)

Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bệnh viêm tử cung 311 18 5,78 Bệnh sót nhau 311 6 1,92 Bệnh ít sữa, mất sữa 311 5 1,60

Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao nhất, chiếm 5,78% là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi với điều kiện như nuôi dưỡng, chăm sóc và thời tiết không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai hay bị trầy xước, làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm.

Số lợn nái mắc bệnh ít sữa,mất sữa là 5 con, chiếm tỷ lệ 1,6%. Lợn mắc bệnh ít sữa, mất sữa có thể do vú bị tổn thương làm cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh, ngoài ra còn do kế phát từ một số bệnh như sát nhau, viêm tử cung, bại liệt sau khi đẻ, sốt sữa... vi khuẩn theo máu về tuyến vú gây bệnh. Số lợn nái mắc bệnh sót nhau là 6 con chiếm 1,92%; nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sót nhau.

4.7.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Quá trình thực tập tại trại, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại em đã tham gia điều trị cho lợn nái mắc bệnh, kết quả được trình bày qua bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái TT Tên bệnh Số lợn được điều trị (con) Phác đồ điều trị Số lợn điều trị khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) 1 Bệnh viêm tử cung 18 Oxytocin; cồn Iod 10% làm sạch tử cung, đồng thời tiêm Amoxinject

LA 20ml/con/ngày 18 100 2 Bệnh sót nhau 6 Oxytocin Amoxinject LA 20ml/con/ngày 6 100 3 Bệnh ít sữa, mất sữa 5 Tiêm Oxytocin 2 lần trên ngày sau bữa ăn

sáng và chiều. 2ml/con/ lần

5 100

Qua bảng 4.9 cho thấy kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại đạt tỷ lệ khỏi bệnh khá cao.

- Viêm tử cung: trong tổng số 18 nái bị viêm tử cung thì điều trị khỏi hoàn toàn, đạt 100%. Biện pháp điều trị: điều trị bằng cách đẩy hết dịch mủ ra ngoài và sát trùng cơ quan sinh dục rồi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Đầu tiên cho thụt rửa qua nước muối, rồi tiêm Amoxinject LA 20ml/con/ngày Tuy số con điều trị khỏi cao nhưng trong quá trình theo dõi, em thấy có những

con bị bệnh khi điều trị khỏi thường không động dục trở lại hoặc có chửa trở lại thì rất hay đẻ non và sảy thai, những con này thường bị loại thải.

- Sót nhau: trong tổng số 6 nái bị sót nhau, em đã tham gia điều trị khỏi hoàn toàn, đạt tỷ lệ 100%. Biện pháp điều trị: dùng oxytocin để tử cung co bóp đẩy hết các sản dịch trung gian ra bên ngoài, sau đó thụt rửa bằng nước muối 0,9%, rồi tiêm Amoxinject LA 20ml/con/ngày. Nên can thiệp kịp thời ngay khi nái có biểu hiện bệnh, không để quá muộn sẽ gây ra viêm tử cung.

- Bệnh ít sữa,mất sữa: trong tổng số 5 nái bị ít sữa,mất sữa, em đã tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại lợn nhâm xuân tiến huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 49)