Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại lợn nhâm xuân tiến huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 34 - 36)

Những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh mẽ, số lượng đàn lợn tăng lên không ngừng, song song với điều đó là tình hình dịch bệnh cũng tăng, đặc biệt là bệnh sinh sản. Trong khi đó nhiều người chăn nuôi chưa được chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, kũ thuật cần thiết nên năng suất chăn nuôi chưa cao.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2015) [19], cho biết: bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái, nó làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể hơn thế là làm mất đi khả năng sinh sản, sinh sản chậm hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Từ kết quả nghiên cứu của Quách Thị Diễm (2016) [5], khi nghiên cứu khả năng sản xuất của hai tổ hợp lai giữa đực Pidu x nái F1 (LY) và đực Duroc x nái F1 (LY) nuôi tại trại chăn nuôi lợn nái sinh sản Sư Đoàn 3, Lạng Giang, Bắc Giang cho biết: khả năng sinh sản của lợn nái F1 (LY) về các chỉ tiêu số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, số con cai sữa, tỷ lệ sống, tỷ lệ nuôi sống, cũng như khối lượng bình quân/con, khối lượng toàn ổ khi sơ sinh, cai sữa ở lứa đẻ thứ 4 và lứa đẻ thứ 5, tổ hợp lai PiDu x F1(LY) và tổ hợp lai Duroc x F1(LY) là tương đương nhau và đều có các chỉ tiêu về sinh sản khá tốt.

Kết quả theo dõi của Lường Tuấn Nhã (2016) [16] cho biết, lợn nái địa phương và lợn nái Móng Cái nuôi tại thành phố Bắc Kạn có tuổi động dục lần đầu là 263,30; 180,40; tuổi phối giống lần đầu 290,40; 209,35 và tuổi đẻ lứa đầu (404,80; 323,30) mang đúng đặc trưng của từng giống, trong đó lợn nái địa phương thành thục về tính muộn hơn lợn nái Móng Cái. Lợn nái Móng Cái nuôi tại thành phố Bắc Kạn có số con đẻ ra/lứa cao hơn lợn nái địa phương của thành phố Bắc Kạn (10,26 so với 6,37 con/lứa), đồng thời khả

năng nuôi con tốt hơn (Tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày tuổi đạt 92,58% so với 83,41% tương ứng với từng giống lợn)

Theo Trịnh Văn Tuấn (2015) [26], lợn nái ngoại sinh sản có tỷ lệ mắc bệnh ở cơ quan sinh dục cái tương đối cao 30%. Bệnh ở tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất 62,50% trong các bệnh ở cơ quan sinh dục cái, tiếp theo là bệnh ở buồng trứng, ống dẫn trứng chiếm 21,87%; bệnh ở âm môn, tiền đình, âm đạo là thấp nhất 15,63%.

Nguyễn Xuân Bình (2005) [2] cho biết, bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời điểm khác nhau, nhưng thường xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau đẻ 1 - 10 ngày.

Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [11], việc lợn con trong khi bú lợn mẹ có răng nanh nhọn làm xây xát bầu vú của mẹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm vú. Trong khẩu phần ăn có lượng đạm quá cao, sữa sản sinh nhiều, lợn con bú không hết, sữa ứ lại trong bầu vú tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do chuồng quá nóng, quá lạnh, có khi lợn mẹ chỉ cho bú 1 hàng vú… cũng đều là nguyên nhân dẫn đến viêm vú. Bệnh viêm vú thường xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng.

Kết quả nghiên cứu của Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [22], tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại chủ yếu ở giai đoạn sau đẻ là 57,14%; giai đoạn chờ phối là 42,86%; thử nghiệm điều trị bằng tiêm dưới da amxyl retart với liều 1ml/10kg TT trước khi sinh và ngay sau khi sinh tiêm bắp oxytocin 2 ml/con cho hiệu quả cao.

Đào Thị Minh Thuận (2010) [24] cho biết: Theo mô hình trang trại tại tỉnh Thái Bình tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản là 42,82%; chủ yếu là ở đàn nái đẻ lứa đầu và nái đã đẻ nhiều lứa. Với các triệu chứng đặc trưng như:tần số hô hấp tăng hơn so với trạng thái bình thường, thân nhiệt

cao, dịch tử cung, âm đạo ở lợn nái khỏe mạnh sau đẻ 12 - 24 giờ có 66,67% mẫu phát hiện vi khuẩn E. coli; 80% mẫu có Staphylococcus; 73,33% mẫu có

Streptococcus và 46,67% mẫu có Salmonella và 100% các mẫu có các loại vi khuẩn trên khi lợn nái mắc bệnh viêm tử cung.

Khi tiến hành khảo sát trên 1272 lợn con theo mẹ từ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung và 1202 lợn con từ 100 nái bình thường ở một số trang trại vùng đồng bằng sông Hồng. Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [19] kết quả cho thấy rằng: giữa bệnh viêm tử cung của lợn nái mẹ và đàn lợn con nuôi theo mô hình trang trại có mối quan hệ tác động qua lại. Đàn lợn con được sinh ra từ những nái mẹ mắc bệnh viêm tử cung bị mắc hội chứng tiêu chảy với tỷ lệ khá cao, trung bình 68,01% dao động từ 54,11 - 81,56%; khi kết hợp điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ và hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con cho tỷ lệ khỏi 100%, thời gian điều trị ngắn 3,5 ± 0,25 ngày; đồng thời tỷ lệ lợn con tái phát hội chứng tiêu chảy thấp 13,82%; tiêm dưới da 0,7 Han - prost 1 lần đồng thời thụt 200 ml lugol 0,1% vào tử cung sau khi lợn nái đẻ 24 giờ sẽ có tác dụng phòng bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ và hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con bú sữa. Tỷ lệ lợn mắc các bệnh này tương ứng chỉ là 16,55% và 20,87%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh trên đàn lợn nái tại trại lợn nhâm xuân tiến huyện đông hưng, tỉnh thái bình​ (Trang 34 - 36)