0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Cốt truyện trong Mười ngày ở Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ TÀI DU KÝ TỪ THƯỢNG KINH KÝ SỰ CỦA LÊ HỮU TRÁC ĐẾN MƯỜI NGÀY Ở HUẾ CỦA PHẠM QUỲNH​ (Trang 60 -62 )

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Cốt truyện trong Mười ngày ở Huế

Phần lớn du ký của Phạm Quỳnh có cốt truyện bởi Phạm Quỳnh có nhiều cuộc hành trình lớn, nhanh thì mười ngày, lâu thì vài ba tháng, đi đến nhiều nơi, có nhiều sự kiện nhưng phần lớn thuộc về các sự kiện liên quan đến văn hóa. Nh ng tác phẩm như: Pháp du hành trình nhật kí, Một tháng ở Nam kỳ, Du lịch xứ Lào là nh ng tác phẩm gắn liền với các cuộc du hành nhiều ngày, trải qua nhiều nơi với nhiều sự kiện nên đã mang đầy đủ các yếu tố của cốt truyện hành trình như đã đề cập ở Chương 2.

Tuy nhiên, nh ng tác phẩm có cốt truyện hành trình phổ biến trong du ký Việt Nam là nh ng tác phẩm có dung lượng vừa, cuộc hành trình không lớn, thời gian địa điểm không nhiều nhưng có lộ trình và các sự kiện để hình thành kiểu cốt truyện hành trình đ c trưng của du ký Việt Nam. Tác phẩm

Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh có cốt truyện diễn ra theo thời gian lộ trình với các câu chuyện: câu chuyện trên đường đi vào Huế, câu chuyện đến Huế, câu chuyện xem tế đàn Nam Giao, câu chuyện xem lăng các vua triều Nguyễn, câu chuyện xem Đại nội, câu chuyện g p gỡ con người đất kinh kì. Trong mỗi câu chuyện đó lại chứa các câu chuyện nhỏ để giải thích một địa danh, một sự tích hay thậm chí một câu ca dao.

Chẳng hạn khi thuật chuyện trên đường trong Mười ngày ở Huế, tác giả kể hai câu chuyện liên quan đến bài ca dao nhưng để nói đến một nhân vật lịch s là Nguyễn Khoa Đăng (1691 – 1725):

Thương anh em cũng muốn vô, Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.

Phá Tam Giang nay rày đã cạn,

Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm. [52, tr. 202]

Câu chuyện thứ nhất là chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng dùng mưu bắt cướp ở đ o Ngang trả lại bình yên cho khách bộ hành. Câu chuyện thứ hai nói về việc ông Nguyễn Khoa Đăng đã dùng súng thần công bắn chết hai cơn sóng thần và làm một cơn sóng còn lại bỏ chạy. Các câu chuyện được kể liên quan đến sự vật, sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc hành trình, nhưng không phải ở thì hiện tại như trường hợp nói trên được xem như là nh ng sự kiện trong cốt truyện du ký.

Với hạt nhân là thuật chuyện xem tế đàn Nam Giao của vua nhà Nguyễn, nh ng câu chuyện "vệ tinh" khác đều góp phần làm tăng thêm tính trang nghiêm, cổ kính của đối tượng được chứng kiến. Thông qua các phương thức tự sự: miêu tả, tự thuật, nghị luận, thỉnh thoảng có xen vào yếu tố tr tình, cốt truyện của Mười ngày ở Huế là kiểu cốt truyện hoàn chỉnh của hành trình văn hóa.

Du ký Việt Nam giai đoạn này không có nh ng tác phẩm có cốt truyện lớn như du ký phương Tây, chủ yếu là nh ng tác phẩm có cốt truyện vừa và nhỏ. Nh ng tác phẩm có cốt truyện đó tập trung xoay quanh một số đối tượng cụ thể trong cuộc hành trình: phương tiện, lộ trình, địa danh, cảnh quan, công trình văn hóa, lịch s ,… Cốt truyện bao giờ cũng để thể hiện một ho c một số đề tài nhất định nhưng thường hướng vào hoạt động của chủ thể: xem cảnh và g p người. Trong câu chuyện xem Đại nội Huế trong Mười ngày ở Huế, để tạo cho câu chuyện mang tính tôn nghiêm, Phạm Quỳnh không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn l ng vào hai câu chuyện g p gỡ với hai nhân vật quan trọng sống trong không gian ấy là: n s Đạm Phương và cao tăng Viên Thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ TÀI DU KÝ TỪ THƯỢNG KINH KÝ SỰ CỦA LÊ HỮU TRÁC ĐẾN MƯỜI NGÀY Ở HUẾ CỦA PHẠM QUỲNH​ (Trang 60 -62 )

×