6. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ du ký trong Thượng kinh ký sự
Có thể dễ dàng nhận thấy ở Thượng kinh kí sự một thiên phóng sự duy nhất của văn học cổ viết về người thực, việc thực một cách sinh động với lối văn giản dị, tinh tế. “Dường như bài thơ nào của ông cũng có câu hay, câu lạ, hoặc về hình tượng, hoặc về lối đặt câu, đảo ngữ.” [60, tr. 200 – 202]
Qua ngôn từ của tác phẩm mà người đọc có thể nhận ra nét riêng hay nói đúng hơn là phong cách của tác giả Lê H u Trác. Đôi lúc người đọc nhận thấy trong tác phẩm hình tượng một danh y thâm trầm, sâu sắc, kín đáo khi đối diện với chốn cung cấm vàng son, cũng có lúc ông lại là một l hành vui tươi, yêu đời, hóm hỉnh, pha chút nghệ sĩ khi được trở về quê hương bản quán ….và đôi lúc lại đầy lo âu, sầu muộn.
Trong chương “Giã nhà lên kinh” của tập kí sự, ông miêu tả cảnh mình thượng kinh : “Đêm ấy, thuyền đi dưới trăng. Hai bên bờ vắng ngắt. Chỉ nghe tiếng chó sủa theo. Một vầng trăng sáng vằng v c lòng sông. Hai bên bờ, nước lên chờ khách sang sông. Chuông nện chùa xa văng vẳng. Sương che cây cỏ mịt mù. Mấy ngọn dền chài hiu hắt, một đôi cò trắng đuổi nhau. …Tôi nhân đó ngâm bài thơ để tỏ lòng:
Êm đềm một dải nước mây
Quan hà man mác, khôn nguây nỗi lòng. Chiếc buồm thuận gió thăng dong
Giọt sương gieo nặng, cánh hồng thướt tha Rừng sâu, tiếng khách thoảng qua
Bến xa văng vẳng khúc ca bạn chài Hôm nay ta thấy như vầy
Ngày mai rồi nữa, chẳng hay thế nào?
Ngôn ng trong Thượng kinh kí sự, từ ngôn ng thơ đến văn xuôi đều rất tự nhiên, trong sáng, tuy có chút đơn điệu nhưng vẫn đẹp, vẫn thơ. Nét độc đáo ở đây là tác giả đã có sự kết hợp hài hòa gi a thơ và văn xuôi tự sự. Cứ sau một đoạn tự sự, tác giả kể về nh ng sự việc trong hành trình của mình lại là một bài thơ tỏ lòng. Sự kết hợp này cho thấy đ c trưng rõ nét nhất của tính nguyên hợp trong văn chương trung đại, khi mà người sáng tác không thể truyền tải hết cảm xúc qua văn xuôi. Đ c biệt trong chương “Họa thơ” của tập kí sự, chất thơ rất đậm đà:
Coi nhẹ công danh luyện tính chân Cát vàng tuyết bạc há đâu bần Một lòng quế truật bền hương dược, Muôn lớp yên hà gửi tấm thân. Chử thạch ai kia vui biết vị, Tiêu đồng khách giận ít cao nhân Kỳ Hoàng hội ấy ngày nay gặp, Gắng cứu dân lại giúp Thánh quân.
Thơ văn Lê H u Trác tuy không nhiều về khối lượng, nhưng vẫn có một giá trị đáng kể. Đ c biệt Thượng kinh kí sự là cuốn bút kí có lẽ thuộc vào loại ra đời sớm nhất trong thể kí của văn học Việt Nam. Gi a lúc văn thơ ch Hán đang có khuynh hướng đi sâu vào con đường “bát cú từ chương”, thì cùng với Hoàng Lê nhất thống chí, nh ng dòng ghi chép chân thực của Lê H u Trác đã đem lại cho người đọc một cách nhìn, cách nghĩ và một tình cảm hoàn toàn mới mẻ. Có thể chúng không nh ng gây được một ấn tượng mạnh trong lớp độc giả sĩ phu bấy giờ mà còn ảnh hưởng đến khí sắc của văn học ch Hán giai đoạn sau.
Ngoài ra, giọng điệu tr tình trong tác phẩm của Lê H u Trác cũng là một trong nh ng yếu tố nổi bật. Thi pháp này được thực hiện như một phép ứng x đơn giản là dùng kể kết hợp với tả. Đó là thi pháp truyền thống của văn xuôi phương Đông. Giọng điệu của mỗi nhân vật không phụ thuộc vào vị trí xã hội, giai cấp, nghề nghiệp mà là tiếng nói thật của mỗi con người cụ thể với tất cả tính tượng thanh, tượng hình và sáu thanh điệu , biểu lộ các cung bậc trầm bổng, cao, thấp, n ng, nhẹ và trạng thái cảm xúc hỉ, nộ, ái ố của tiếng Việt. Xây dựng giọng điệu nhân vật là tiếng nói của con người, xuất phát từ cõi lòng, từ suy nghĩ, vì ngôn ng là công cụ của tư duy. Thực chất ngôn ng của tác phẩm văn học không thuần túy chỉ là hình thức, bởi vì ngay chính trong cái h u hạn của từng từ, từng ch mà chứa đựng cái vô hạn về ý
nghĩa. Nhận thấy tầm quan trọng đó của giọng điệu trong tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm tự sự, người đọc phải tìm ra tiếng nói riêng để khẳng định phong cách nhà văn. Cũng bởi vậy, nếu chất tự sự của Thượng kinh kí sự
được xây dựng bằng giọng điệu khách quan với cái nhìn sắc sảo thì giọng điệu để xây dựng nên yếu tố tr tình của tác phẩm lại mang đậm cái thiết tha, sâu lắng, lại có chút xót xa phê phán.
Xen lẫn vào mạch tự sự, người đọc có thể nhận thấy nh ng bài thơ tr tình với giọng điệu thiết tha sâu lắng để diễn tả nh ng cảm xúc dâng tràn khi nhà thơ trở về thăm mảnh đất quê nhà:
.Chốn ấy xưa du ngoạn Mắt trông than thở phiền Lá vàng bao độ rụng Nước bạc một dòng tuôn Cầu bắc như xưa đứng Cây cằn tựa trước xiên Tháng ngày người cách biệt Lắm kẻ vắng gia môn
(....)
Sông thôn dâng khói nước Hoa cỏ phủ thiền phòng Sạch bụi chèo qua bến, Bén mùi tu gắng công Gió tùng vang đạo nhạc Trăng biển chiếu Thiền tông, Hương khói thờ khuya sớm Trống chuông âm điệu đồng.
Sự đan xen của nh ng bài thơ đó vào mạch tự sự của thiên kí sự này chính là một đ c trưng của bút pháp văn học trung đại Việt Nam. Tình cảm
thiết tha đối với quê hương của Lê H u Trác cũng được thể hiện bằng chất giọng thiết tha, sâu lắng. Đ c biệt khi viết về quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa, nhà văn gián tiếp bộc lộ thái độ mỉa mai châm biếm triều đình Lê – Trịnh cũng như cả xã hội quan lại vua chúa h i đó. Nếu như giọng điệu căm phẫn là giọng điệu chủ đạo trong nh ng tác phẩm có tính phê phán, tố cáo thì ở Thượng kinh kí sự lại không thấy xuất hiện. Đó có thể là hệ quả của một con người vẫn phần nào chịu ảnh hưởng của dòng tộc “thế phiệt trâm anh”. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, từ tốn, thận trọng, vừa kể vừa tả, vừa ngầm đánh giá, Lê H u Trác tạo nên màu sắc tr tình đậm nét trong tác phẩm.