0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Kết cấu phi tuyến tính và tự sự trữ tình trong Mười ngày ở Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ TÀI DU KÝ TỪ THƯỢNG KINH KÝ SỰ CỦA LÊ HỮU TRÁC ĐẾN MƯỜI NGÀY Ở HUẾ CỦA PHẠM QUỲNH​ (Trang 63 -65 )

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Kết cấu phi tuyến tính và tự sự trữ tình trong Mười ngày ở Huế

Kết cấu trực quan phi tuyến tính trong Mười ngày ở Huế được hiểu là kiểu tổ chức các sự kiện giống như nó đang diễn ra trong đôi mắt của chủ thể hành trình mà không nhất thiết phải theo một trật tự thời gian nào cụ thể. Thông thường, kiểu kết cấu này vạch ra một lộ trình cho các sự kiện trong tác phẩm. Kết cấu trực quan xuất hiện ở nhiều tác phẩm du ký, cả trong tác phẩm du ký có cốt truyện và tác phẩm du ký không có cốt truyện.

Trong du ký Việt Nam, nh ng tác phẩm viết về đề tài khảo cứu văn hóa như Mười ngày ở Huế, nh ng cuộc hành trình khám phá không phải bằng nghiên cứu tài liệu, tra cứu sách vở mà là một cuộc đi tìm, một sự quan sát và suy nghiệm, một sự chiêm ngưỡng và chứng kiến,… thường có lối kết cấu trực quan phi tuyến tính.

Kết cấu tác phẩm bắt đầu bằng “Sáu giờ sáng ngày 19 lên xe hỏa về Vinh, năm giờ chiều tới nơi”. Tiếp theo đó là nh ng đoạn văn miêu tả cảnh vật tác giả nhìn thấy trên đường như: “từ Hà Nội đến Ninh Bình là phong cảnh đất đồng bằng, đất bằng giời phẳng, bát ngát mênh mông, người đứng giữa như giam mình trong cái ngục nhớn” r i ngược về lịch s của vùng đất nơi đây, tiếp theo đó lại quay trở về hiện tại đêm ngủ ở Vinh. Mỗi ch ng

đường, mỗi điểm đến trong tác phẩm không phải hoàn toàn xuất hiện ngẫu nhiên, trái lại nó chỉ xuất hiện khi “có vấn đề”, điểm tựa để tác giả khám phá, suy ngẫm hay bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình. Có thể thấy, tác giả viết du ký không phải để mô tả, tường thuật lại cảnh vật, sự việc hay con người do tác giả chứng kiến mà chỉ mượn nh ng hình ảnh mang tính trực quan đó để nói lên nh ng suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về đất nước và con người nơi mình đến.

Tiền thân của du ký Việt Nam vốn t n tại dưới hình thức của một số thể loại mang tính tr tình. Khi du ký văn xuôi xuất hiện khá phổ biến ở thế kỉ XIX thì du ký bằng thơ vẫn được sáng tác. Đó là trường hợp Chư quấc thại hội

(1889) của Trương Minh Ký, Hương Sơn nhật trình (1900) của Chu Mạnh Trinh viết bằng thơ lục bát trường thiên. Đến “giai đoạn Nam Phong”, khi du ký Việt Nam phát triển mạnh mẽ thì du ký viết bằng thơ vẫn còn.

Thơ xuất hiện trong tác phẩm du ký vào các giai đoạn khác nhau của cuộc hành trình. Bài thơ xuất hiện đầu tác phẩm để nói cảm xúc khi bắt đầu lên đường. Có nh ng bài thơ xuất hiện khi đến một địa điểm nào đó là để gợi nhớ người nhớ về nơi đã từng qua. Phần nhiều bài thơ xuất hiện trong thời điểm tác giả đang nhìn ngắm cảnh vật. Có nh ng bài thơ để kể lại một ch ng hành trình nào đó, ho c tả cảnh đi đường. Trước sự vật như di tích, danh lam, thắng cảnh thường xuất hiện nh ng bài thơ mang nội dung suy nghiệm hay cảm xúc suy tư của tác giả về nơi ấy. Có nh ng bài thơ giống như dạng ghi địa chí. Có nh ng bài thơ trích ra từ một bài thơ nào đó giống như điển tích bằng thơ. Có nhiều bài thơ h i tưởng lại một thời đã qua. Có nh ng bài thơ ghi lại cảm nghĩ sau cuộc hành trình. Có nhiều bài thơ nói về đề tài thế sự. Có dạng thơ đối đáp giống như để đối đáp tr tình hay đối thoại bằng thơ… Thơ trong du ký Việt Nam đầu thế kỉ đa dạng như thế, cũng có nghĩa là cảm hứng tr tình trong du ký cũng chiếm một vị trí quan trọng. Nh ng tác phẩm du ký của Phạm Quỳnh rất ít thơ ho c không có thơ nhưng không phải là không có yếu tố tr tình.

Yếu tố tr tình trong Mười ngày ở Huế còn được s dụng như là một kiểu đối thoại bằng hình thức xướng – họa, không chỉ gi a người với người mà còn gi a con người với cảnh vật. Kết cấu tr tình thường đ t tác giả - nhân vật hành trình trước cảnh vật, sự việc để bộc lộ cảm xúc mà thường bắt đầu bằng các thán từ “ôi!”, “làm sao!”, “vậy thay!” ho c các câu văn biểu cảm: trông những núi đó không khiếp sợ mà chạnh thương, vì nó trơ vơ xơ xác giữa đồng, có cái hình dạng tiêu điều như người đau đớn trong lòng: mộc thạch cũng có linh hồn chớ chẳng không!”, “Ôi! Cái hồn thơ của cha ông!”,...

Có thể thấy, tính linh hoạt trong kết cấu của Mười ngày ở Huế là biểu hiện cho một thể loại có khả năng phát huy mọi khả năng sáng tạo của mọi người khi viết về cuộc hành trình của mình. Đó cũng chính là đ c trưng phong cách văn bản của du ký.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ TÀI DU KÝ TỪ THƯỢNG KINH KÝ SỰ CỦA LÊ HỮU TRÁC ĐẾN MƯỜI NGÀY Ở HUẾ CỦA PHẠM QUỲNH​ (Trang 63 -65 )

×