6. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Nhân vật và điểm nhìn trần thuật trong Thượng kinh ký sự
Du ký là thể tài ghi chép “nh ng điều trông thấy” do chính người di đường thuật lại dựa trên đánh giá, nhìn nhận của bản thân. Vì vậy, du ký thường s dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất và cũng thống nhất người kể chuyện từ đầu tới cuối. Cái tôi mang trên mình xứ mệnh của người
cầm bút trực diện xuất hiện trong từng sự việc. Các nhà nho xưa thường không tự nói về mình. Nhưng trong tác phẩm Thượng kinh ký sự tác giả đã không ngần ngại để cái “tôi” đóng một vai trò quan trọng, s dụng cách kể ở ngôi thứ nhất.
Thượng kinh ký sự kể về khoảng thời gian Lê H u Trác lưu lại kinh thành Thăng Long. ng đã tả lại sự giao du của ông với các công hầu khanh tướng thời Lê mạt và tâm sự của mình lúc nào cũng mong thoát khỏi vòng danh lợi để quay về núi cũ non xưa. Thượng kinh ký sự ghi chép về cảnh thực, việc thực mà Lê H u Trác đã nhìn, đã nghe thấy trên hành trình từ Hà Tĩnh lên kinh đô Thăng Long, thời gian ông nán lại đất kinh kì gần một năm để ch a bệnh cho thế t Trịnh Cán. Cùng với một số tác phẩm đương thời như Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục, Hoàng Lê nhất thống chí, Thượng kinh ký sự đã phản ánh khá sinh động một phần bộ m t giai cấp thống trị đương thời khi đất nước đang trải qua nh ng cơn biến động d dội.
Trong loại hình tự sự, vai trò của người kể chuyện rất quan trọng. Nhân vật kể chuyện hầu hết thường đứng ở ngôi thứ nhất - tôi - trong toàn bộ câu chuyện được trần thuật. Cái tôi là chủ thể để nhận thức khách thể - đối tượng cần trần thuật một cách trực tiếp. Tác giả đối diện với đối tượng của mình, là hiện thực khách quan. Cũng có nh ng tác phẩm mà người kể chuyện không đóng vai trò ngôi thứ nhất, họ kể chuyện một cách gián tiếp. Câu chuyện được nghe từ người này, do người khác kể. Họ chỉ đóng vai người ghi chép mà thôi. Ví dụ Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ…Nhân vật trong Thượng kinh ký sự thuộc loại thứ nhất. Từ đầu tới cuối tác phẩm, người viết trực tiếp và duy nhất đứng ra kể chuyện của mình. Mạch trần thuật trực diện ấy đã khiến người đọc một độ tin cậy vào nh ng thông tin mà tác phẩm trình bày
Ký là thể loại mang trong mình tính giao thoa của báo chí và văn học. Bởi tính chất ấy, Thượng kinh kí sự là nh ng trang ghi chép trung thực về
nh ng điều mắt thấy tai nghe trong suốt hành trình lên kinh đô, ở kinh đô và về quê của Lê H u Trác. Ngay nh ng trang viết đầu tiên, tác giả đã kể lại một cách tỉ mỉ, trung thực, tường tận ngày, tháng, năm Lãn ng lên đường thượng kinh: “Đó là về năm Nhâm Dần (1782), tháng Mạnh Xuân, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 43…”, “… Ngày 12 tháng ấy”, “Chỉ truyền năm Cảnh Hưng thứ 42, tháng 11, ngày 29”. Lê H u Trác lên đường trong tâm thế phiền muộn, lo âu. Cuộc hành trình gian nan vất vả dược ông ghi chép tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nh t nhất. Cái tôi được bộc lộ một cách rõ ràng, thẳng thắn cho thấy tín hiệu nghệ thuật đầy hiện đại của thể loại. Đó là ý thức tự chủ về cá nhân trong quá trình viết và cũng là manh nha cho việc đ t ranh giới về chủ thể sáng tạo, không còn là cái ta chung như nhiều tác phẩm trung đại khác.