Cốt truyện trong Thượng kinh ký sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể tài du ký từ thượng kinh ký sự của lê hữu trác đến mười ngày ở huế của phạm quỳnh​ (Trang 58 - 60)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Cốt truyện trong Thượng kinh ký sự

Không giống như truyện ngắn hay tiểu thuyết chương h i, trong kí trung đại, cốt truyện không được xác định một cách rõ nét. Các biến cố, các sự kiện trong Thượng kinh kí sự được nhà văn thể hiện qua sự xâu chuỗi nh ng câu chuyện nhỏ mà họ mắt thấy tai nghe trên đường đi ho c trong phủ chúa…Nh ng câu chuyện nhỏ ấy thường là ở hiện tại nhưng có khi là sự h i tượng về quá khứ. Tác phẩm là sự h i tưởng của người trong cuộc sau một năm khi ông rời kinh đô về Hương Sơn. Điều này cũng giống với Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, tác phẩm là một thiên h i ức, viết theo lối tự thuật hay nh ng mẩu chuyện về đấng Tiên đại phu. Nhưng cái khác là ở chỗ trung tùy bút không theo trình tự thời gian còn trong Thượng kinh kí sự các

sự kiện diễn ra được Lê H u Trác sắp xếp theo thời gian tuyến tính.

M c dù được viết theo thể kí sự, không chia chương, mục nhưng cơ bản tác phẩm được triển khai theo các sự kiện chính: Giã nhà lên kinh, đến kinh thành, chẩn bệnh cho chúa Trịnh, dọn nhà, họa thơ, nhớ nhà, g p bạn cũ, tiễn bạn, ch a bệnh cho thế t , viếng chùa Trấn Quốc, tái ngộ cố nhân, thăm làng cũ…Đằng sau các sự kiện bình thường ấy, Thượng kinh kí sự đã vẽ lại một

bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh và tâm sự thầm kín của Lê H u Trác về vấn đề công danh, bổng lộc.

Nghệ thuật miêu tả sự kiện trong Thượng kinh kí sự đã đưa đến cho người đọc cảm giác như đang đọc một cuốn nhật kí. Từ ngày ông được lệnh triệu về kinh đô ch a bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782), cho đến khi trở về quê nhà vào ngày m ng hai tháng mười một. Mỗi sự kiện diễn ra đều có ngày tháng cụ thể. Lê H u Trác mở đầu tác phẩm bằng một mốc thời gian cụ thể: “Tháng giêng, năm Nhâm Dần, niên hiệu cảnh Hưng thứ 43”. Và đánh dấu các sự kiện: Ngày 12 tháng giêng nhận được lệnh mời lên kinh, ngày 14 làm lễ tiên thánh, ngày 16 học trò bày tiệc hát mời thầy, ngày 17 chỉnh đốn hành lí, ngày 18 lên bờ yết kiến quan thị trấn, ngày 20 quan văn thư s a soạn hành trang đi theo, ngày 21 khởi hành từ sáng sớm, ngày 22 lên núi Long Sơn, ngày 23 đến Đền Cờn, 24 tiếp tục lên đường, 25 cũng vậy, 26 đến đò Đài Liên, 27 đến đ o Ba Dội, ngày 30 đến cầu Thịnh Liệt… Trong khoảng thời gian đó, Lê H u Trác đã bắt g p rất nhiều người, chứng kiến rất nhiều sự việc. Tất cả đều được Lê H u Trác ghi chép tỉ mỉ sự việc, thời gian, trong việc có người, người gắn với cảnh. Vì vậy Thượng kinh kí sự của Lê H u Trác vừa sinh động vừa độc đáo so với các tác phẩm kí trước đó và xứng đáng trở thành tác phẩm kí nghệ thuật đích thực.

Ngoài ra, cốt truyện của Thượng kinh ký sự còn được “phân tán” bởi nh ng cảnh thiên nhiên mà tác giả miêu tả. Lê H u Trác không chỉ miêu tả thiên nhiên trên đường đi, nh ng sự vật, sự việc, con người nơi thâm cung phủ chúa, tác phẩm Thượng kinh kí sự còn ghi chép lại cuộc giao lưu của Lê H u Trác với các đại thần, khanh tướng trong chuyện xướng họa thơ ca, khám bệnh cứu người. Hơn thế n a, khi tác giả g p lại người xưa, h i ức trong ông ùa về. Người con gái mà ông đã từng làm lễ ăn hỏi sau không thành vợ ch ng khiến phải lấy c a Phật làm chỗ nương mình. ng đã ân hận, giày

vò bản thân vì sự vô tình của mình mà làm dang dở một đời người. Hay câu chuyện về thăm quê nội, nơi mấy chục năm trời xa cách, chứng kiến cảnh cũ vật đổi sao dời, bà con đông đủ nhưng không biết họ tên ai trong lòng Lê H u Trác xúc động b i h i “trong lúc ngậm ngùi, bất giác tôi khóc òa lên”. Có lúc, tác giả h i tưởng về quá khứ với nh ng kỉ niệm tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ như cùng đi tắm mưa, bơi lội, vui đùa… Không đao to búa lớn, truyện khẳng định giá trị bằng nh ng câu chuyện tưởng chừng nhỏ nh t, vụn v t nhưng lại đi sâu vào lòng người đọc bởi mỗi sự kiện chan chứa tình cảm của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể tài du ký từ thượng kinh ký sự của lê hữu trác đến mười ngày ở huế của phạm quỳnh​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)