0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Kết cấu ngược trong Thượng kinh ký sự

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ TÀI DU KÝ TỪ THƯỢNG KINH KÝ SỰ CỦA LÊ HỮU TRÁC ĐẾN MƯỜI NGÀY Ở HUẾ CỦA PHẠM QUỲNH​ (Trang 62 -63 )

6. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Kết cấu ngược trong Thượng kinh ký sự

Điểm nổi bật trong kết cấu của Thượng kinh ký sự đó chính là kết cấu ngược được tác giả vận dụng một cách hoàn hảo. Tác giả mở đầu với sự kiện cụ thể, chân thực khiến người đọc thêm tin tưởng vào tính chất của thông tin được đưa ra. Nhà văn ghi chép tỉ mỉ từng thời gian, sự việc.

Mỗi bước chân của nhân vật là một lần tác phẩm mang đến sự h i hộp, gấp gáp cho người đọc. Lê H u Trác kết hợp thành công biện pháp kể khách quan và nghệ thuật gợi chạm đến mức hoàn hảo. “Mồng một tháng 2. Sáng tinh mơ, tôi nghe tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi chạy ra mở cửa. Thì ra một người đầy tớ quan Chánh đường”... Diễn ngôn của Lê H u Trác đã đem đến cả tính chất, thời gian và sự việc được nhắc đến, dù chỉ với một câu ngắn gọn.

Lần theo mỗi câu ch của mạch tự sự, cảm giác lo âu ngày càng dâng cao khiến thiên du ký thêm hấp dẫn, người đọc mong ngóng đối diện với các sự kiện tiếp theo. Hai ch “thì ra” tiếp sau đó như tiếng “à thế” trong thâm tâm, cho thấy sự việc này cũng không phải điều gì đáng ngạc nhiên, thậm chí đã thành một thông lệ.

Nh ng lượt lời cũng đang ghi lại một cách chân thực, đúng vai vế và cách xưng hô. Chẳng hạn, thân phận của kẻ đầy tớ nên lời nói cũng có phần đoán được gia cảnh của người được nhắc đến: “có thánh chỉ triệu cụ vào. Quan truyền mệnh hiện đang ở nhà cụ lớn con, con vâng mệnh chạy đến đây báo tin...”.

Lê H u Trác sắp xếp từng sự việc một cách ngọn ngành, có đầu cuối, mạch lạc rõ ràng nên câu chuyện tiếp diễn khiến người đọc như trực tiếp chứng kiến. Tính logic thể hiện trong các chi tiết được kể theo nguyên nhân – kết quả, sự kiện – hành động.

Sau đoạn mở đầu đầy gấp gáp, kết cấu tiếp theo của bài ký lại đi ngược từ c a nhỏ, c a phụ r i mới đến c a lớn, chính điện. Theo chân nhân vật “tôi”,

các lần c a được “lật dở”, quanh co nối tiếp nhau. Thông thường, nếu theo thực tế sau lời mời của nhân vật đầy tớ thì Lê H u Trác sẽ g p nhiều người khác r i mới tới cảnh vật. Nhưng ông tập trung miêu tả lối kiến trúc xa hoa lộng lẫy r i mới đến con người – thái t - nằm trong góc tăm tối của cung điện uy nghi. Sau mỗi cánh c a là một bức tranh của giàu sang nối tiếp, nhưng mỗi cánh c a bước qua là một lần thế t xa rời hơn với cuộc sống hiện thực, nhốt mình trong nơi phú quý nhưng thiếu ánh sáng, làn da xanh xao ốm yếu. Sự đối lập và cũng là ngược đời của thiên du ký đã cho thấy dụng ý về nh ng đối lập hiện h u trong thời đại, qua đó bày tỏ thâm ý ẩn sâu: vận mệnh quốc gia nằm trong tay nh ng người đứng đầu như thế này ắt sẽ có ngày suy vong.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỂ TÀI DU KÝ TỪ THƯỢNG KINH KÝ SỰ CỦA LÊ HỮU TRÁC ĐẾN MƯỜI NGÀY Ở HUẾ CỦA PHẠM QUỲNH​ (Trang 62 -63 )

×