Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (Trang 27 - 28)

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2005), các DNNVV là các công ty độc lập, không phải công ty con, sử dụng ít hơn một số lượng nhân viên nhất định. Con số này khác nhau giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, tài sản tài chính cũng là một tiêu chí để xác định các DNNVV. Nghiên cứu của Storey (1994) cho rằng tiêu chí phân loại các DNNVV sẽ khác biệt đối với từng quốc gia khác nhau. Cũng đồng quan điểm này là các nghiên cứu của Smallbone và các cộng sự (1995); nghiên cứu của Deakins và Freel (1998) và nghiên cứu của Lu và Beamish (2001). Điều này có thể được giải thích bằng sự khác biệt về văn hóa và trình độ kinh tế của các quốc gia và khu vực do vậy chính phủ các nước sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về DNNVV.

Dù cho có sự khác biệt giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng nhìn chung có hai cách chính để phân loại DNNVV. Cách phân loại đầu tiên là dựa trên số lượng lao động, nghiên cứu của Wescott và các cộng sự (2010) chỉ ra rằng Chính phủ Mỹ phân loại các DNNVV phân loại dựa trên số lượng nhân viên trong công ty. Cũng đồng quan điểm trên là nghiên cứu của Jackson và các cộng sự (2008) với trường hợp của Kenya và nghiên cứu Van Beveren và Thomson (2002) với Australia. Cách phân loại thứ hai là dựa trên các chỉ số tài chính như doanh thu, đầu tư hay tài sản, thông

thường thì các tổ chức tài chính và ngân hàng sẽ hay sử dụng cách phân loại này hơn. Nghiên cứu của Nugroho (2015) cho thấy Chính phủ Indonesia sử dụng cách phân loại dựa trên doanh thu và tài sản hay nghiên cứu của Venkatesh và Muthiah (2012) chỉ ra rằng chính phủ Ấn Độ phân loại DNNVV dựa trên hai tiêu chí đầu tư vào máy móc trang thiết bị và doanh thu. Nên biết rằng, hai cách phân loại này không hề triệt tiêu lẫn nhau mà có thể xuất hiện cùng nhau. Một số quốc gia, khu vực và tổ chức sử dụng cả hai cách phân loại trên có thể kể đến như Bangladesh, Liên minh Châu Âu hay Ngân hàng thế giới (World Bank). Bên cạnh hai cách phân loại trên, vẫn có thể phân loại DNNVV dựa trên đặc tính doanh nghiệp như tính chất sở hữu của chủ quản lý, mức độ chuyên môn hóa hay sự phức tạp trong cơ cấu tổ chức và quản lý, … tuy nhiên thông thường cách này rất ít khi sử dụng hoặc nếu có thì chỉ dùng như một tiêu chí phụ để phân loại bên cạnh hai cách trên. Một ví dụ có thể đến cho cách phân loại này là Chính phủ Nam Phi phân loại DNNVV phải có đặc tính là doanh nghiệp chịu sự tham gia quản lý trực tiếp của chủ sở hữu. Trong bài khóa luận này, tác giả chỉ tập trụng vào hai cách phân loại chính đã nêu ở trên để xác định DNNVV.

Một phần của tài liệu Tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng của doanh nghiệp Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)