Kết quả phân tích trong chương 4 cũng cho thấy rằng các DN xuất khẩu có sự vượt trội về quy mô đối với các yếu tố như doanh thu, tài sản và số lao động. Đây thực sự là một cơ hội tốt để các DNNVV mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận của DN. Dưới góc độ vĩ mô, viêc các DNNVV tăng cường xuất khẩu sẽ giúp nền kinh tế được phát triển và ngày càng hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tác giả xin đưa ra những giải pháp sau đây.
Một là, DN cần phải lựa chọn những mặt hàng thế mạnh mà DN tự tin xuất khẩu nhằm đảm bảo được chất lượng cũng như tạo sự uy tín khi mới gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, nếu DN chọn xuất khẩu thành phẩm hoặc các sản phẩm đã qua một hoặc hai cộng đoạn chế biến cần phải được kiểm tra hoặc rà soát chất lượng từ các cơ quan ban ngành khác nhau nhằm đảm bảo được đầu ra khi xuất khẩu. DN mới tham gia vào thị trường xuất khẩu nếu gặp nhiều khó khăn có thể lựa chọn xuất khẩu những mặt hàng thô sẽ ít qua những quá trình kiểm định hơn.
Hai là, DN cần phải tìm hiểu rõ về thị trường xuất khẩu mà mình hướng đến. Tránh tình trạng chưa thực sự hiểu về văn hóa cũng như đối tác làm ăn vì điều này khiến cho DN gặp những bất lợi trong buôn bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó DN cần phải hiểu rõ quy trinh xuất khẩu hàng hóa nhằm giúp hàng hóa được lưu thông an toàn và đúng thời điểm.
Ba là, Tổng cục Hải Quan cần phải tối giản những thủ tục cần thiết cũng như quy trình nhằm giúp DN tối đa hóa thời gian cần thiết cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải Quan cần liên tục cập nhật các mặt hàng khác nhau để giúp các
DNNVV trong quá trình xuất khẩu các mặt hàng mới nhằm đáp ứng kịp xu hướng của những thị trường khác nhau trên thế giới.
Bốn là, Cục Xúc tiến Thương mại cần phải phối hợp với Trung tâm hỗ trợ DNNVV tại địa phương nhằm tổ chức các hoạt động như hội chợ, triễn lãm quốc tế. Đây là cơ hội để các mặt hàng trong nước được tiếp cận với thị trường nước ngoài giúp các sản phẩm Việt Nam được chào đón trên trường quốc tế.