Khái niệm về thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp dệt may (Trang 32 - 34)

Các khái niệm:

Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng khái quát lại, thuật ngữ thương mại điện tử có thể được hiểu như sau:

- Trong luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp Quốc vệ Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL), thuật ngữ thương mại được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Theo quan điểm này thì thương mại điện tử bao gồm tất cả các quan hệ mang tính thương mại như: các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn đầu tư, cấp vốn, liên doanh, ...; các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.

- Theo Uỷ ban châu Âu (EC) thì thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử bao gồm nhiều hành vi, trong đó có các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả lĩnh vực kinh doanh hàng hoá hữu hình và kinh doanh dịch vụ.

- Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và cá nhân (Dr. Pranav Patil, 2016).

- Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), TMĐT được hiểu bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình.

- Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên hợp quốc (OEDC), TMĐT được định nghĩa sơ bộ là giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như internet.

- Theo Nghị định về TMĐT Số: 52/2013/NĐ-CP của Việt Nam: Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

- Là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác (Đào Anh Tuấn, 2014).

Phân loại:

- Theo mức độ số hoá của các yếu tố tham gia

- Theo bản chất của TMĐT

- Theo mô hình chức năng (models)

- Theo doanh thu

Các đặc trưng của TMĐT:

- Các bên giao dịch không cần tiếp xúc và biết nhau trước

- TMĐT xoá mờ khái niệm biên giới Quốc gia

- Mạng lưới thông tin đối với TMĐT chính là thị trường

- Độ lớn và quy mô của doanh nghiệp trở nên không quan trọng

- Các sản phẩm số trong TMĐT

- Không gian thực hiện TMĐT

- Tốc độ giao dịch nhanh chóng

- TMĐT là một nguồn tài nguyên khổng lồ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp dệt may (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)