Luận văn tham khảo mô hình “Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo" do tác giả Nguyễn Đăng Hạt tổng hợp (2009) và điều chỉnh lại theo thực tế đề tài. Theo mô hình của tác giả, quy trình xây dựng và đánh giá thang đo gồm 3 giai đoạn: Xây dựng biến, đánh giá sơ bộ và đánh giá chính thức. Trong khả năng thực hiện đề tài có hạn, luận văn này đề xuất quy trình xây dựng thang đo và đánh giá thang đo theo mô hình tương quan và hồi quy, kiểm định và so sánh trung bình.
Quy trình đề xuất này gồm 3 giai đoạn xây dựng biến và đánh giá chính thức, cụ thể:
Giai đoạn 1: Xây dựng biến
- Dựa trên lý thuyết nghiên cứu trước đó về đề tài hoặc vấn đề liên quan, kết hợp kinh nghiệm từ những nhà nghiên cứu, nhân sự đang làm việc trong lĩnh vực liên quan mật thiết đến đề tài để thiết kế “Thang đo nháp đầu". - Bản “Thang đo nháp đầu” này được thảo luận trực tiếp và qua điện thoại
với nhóm nhỏ người để kiểm tra lại thông tin và xây dựng “Thang đo nháp cuối".
Giai đoạn 2: Đánh giá sơ bộ
- “Thang đo nháp cuối" được chuyển đến cho nhóm nhỏ nằm trong đối tượng khảo sát để thực hiện khảo sát và làm rõ các ý khó hiểu hay cần diễn giải thêm theo mô hình “pilot test". Mục đích của bước này để đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu đúng câu hỏi và hiểu theo cùng một cách. Điều này giúp cho dữ liệu nguồn thu được chân thực và không bị sai lệch, tránh ảnh hưởng đến kết quả khi chạy mô hình.
- Một pilot test gồm 2 bước: pretest cho 5-10 người và sau đó là pilot test cho 30-50 người.
- Trong quá trình thực hiện sẽ có sự trao đổi để làm rõ các thông tin. - Kết quả khảo sát này sẽ được kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA.
- Sau khi hoàn thành bước đánh giá sơ bộ, sẽ tiến hành điều chỉnh lại bảng khảo sát và đánh giá chính thức.
Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức
- Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s alpha. - Phân tích nhân tố khám phá EFA.
- Nghiên cứu định lượng theo mô hình tương quan và hồi quy Pearson. - Kiểm định so sánh trung bình (T-test hoặc ANOVA).