Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp dệt may (Trang 40 - 42)

Trong nửa cuối thế kỷ 20, nhiều lý thuyết đã được hình thành và được kiểm nghiệm nhằm nghiên cứu sự chấp thuận công nghệ của người sử dụng. Fishbein và

Ajzen (1975) đã đề xuất Thuyết hành vi hợp lí, Ajzen (1985) đề xuất Thuyết hành vi có kế hoạch, và Davis (1986) đã đề xuất Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM). Các lý thuyết này đã được công nhận là các công cụ hữu ích trong việc dự đoán thái độ của người sử dụng.

Đặc biệt, TAM đã được công nhận rộng rãi là một mô hình tin cậy và mạnh trong việc mô hình hóa việc chấp nhận IT của người sử dụng. "Mục tiêu của TAM là cung cấp một sự giải thích các yếu tố xác định tổng quát về sự chấp nhận computer, những yếu tố này có khả năng giải thích hành vi người sử dụng xuyên suốt các loại công nghệ người dùng cuối sử dụng computer và cộng đồng sử dụng" (Davis et al. 1989, tr. 985). Do đó, mục đích chính của TAM là cung cấp một cơ sở cho việc khảo sát tác động của các yếu tố bên ngoài vào các yếu tố bên trong là tin tưởng (beliefs), thái độ (attitudes), và ý định (intentions).

TAM được hệ thống để đạt mục đích trên bằng cách nhận dạng một số ít các biến nền tảng (fundamental variables) đã được các nghiên cứu trước đó đề xuất, các biến này có liên quan đến thành phần cảm tình (affective) và nhận thức (cognitive) của việc chấp thuận computer.

TMĐT là sản phẩm của phát triển công nghệ thông tin (Information Technology - IT), do đó, mô hình khảo sát các yếu tố tác động vào việc chấp thuận IT cũng được áp dụng thích hợp cho việc nghiên cứu vấn đề tương tự trong TMĐT.

Các kiến trúc chính:

- Nhận thức sự hữu ích: “Là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ” (Davis 1989, trang 320).

- Nhận thức tính dễ sử dụng: “Là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực” (Davis 1989, tr. 320).

- Thái độ hướng đến việc sử dụng: “Là cảm giác tích cực hay tiêu cực (có tính ước lượng) về việc thực hiện hành vi mục tiêu” (Fishbein và Ajzen 1975, tr. 216). Định nghĩa này lấy từ Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Hình 2.4 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Davis, 1986).

Nhìn chung, mô hình chấp nhận công nghệ TAM dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin. Mục đích của mô hình này là dự đoán khả năng chấp nhận (adoption) của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng chấp nhận.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp dệt may (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)