Cơ hội và thách thức hoàn thiện việc ứng dụng ERP trong quản lý thông tin hàng

Một phần của tài liệu Ứng dụng ERP trong việc quản lý hàng tồn kho của công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên (Trang 83 - 88)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Cơ hội và thách thức hoàn thiện việc ứng dụng ERP trong quản lý thông tin hàng

hàng tồn kho của công ty trong thời gian tới

Mặc dù cơ hội là rất lớn trong việc ứng dụng ERP vào quản lý thông tin hàng tồn kho, bên cạnh đó vẫn tồn tại những thách thức tương đương:

1/ Thách thức về chi phí:

Chi phí dành cho một hệ thống ERP là không hề rẻ, nhất là với những hệ thống ERP có tiếng tăm và đạt được nhiều thành công trên thế giới. Để đầu tư cho ERP, chủ doanh nghiệp sẽ phải chi rất nhiều khoản, từ chi phí tư vấn, triển khai cho đến chi phí đào tạo, thậm chí cả chi phí bản quyền đối với nhà cung cấp ERP nước ngoài, chẳng hạn như ngoài phí bản quyền phần mềm khá cao còn có phí login mua theo số lượng người dùng đăng nhập, 16% phí bảo trì hệ thống hàng năm, phí hỗ trợ sửa chữa, tùy chỉnh theo

yêu cầu doanh nghiệp ở giai đoạn bảo trì… Do đó, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh để đầu tư không hiệu quả, tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.

Hệ thống ERP hiện tại mà Trung Nguyên Legend đang vận hành là giải pháp của Microsoft Dynamics kết hợp với đối tác thứ ba chuyên về phân hệ bán lẻ của Microsoft - LS Retail. Hệ thống đang bước vào giai đoạn vận hành năm thứ 5 hết khấu hao, tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được hết những lợi ích mà hệ thống mang lại.

2/ Thách thức về nguồn nhân lực:

Việc triển khai hệ thống ERP không thể đạt hiệu suất như mong đợi nếu như doanh nghiệp không lập kế hoạch triển khai cụ thể và bám sát kế hoạch đó. Việc chuyển từ các hoạt động thủ công sang sử dụng hoàn toàn bằng phần mềm, tự động hóa mọi thứ, mọi nhiệm vụ đều được quản lý, nhân viên được quản lý chặt chẽ hơn để không thể tắt trách ở bất kỳ khâu nào sẽ khiến nhân viên gặp nhiều bỡ ngỡ, không thích ứng kịp, dẫn đến không khai thác và sử dụng có hiệu quả phần mềm.

Vì vậy, trước khi triển khai ERP, doanh nghiệp cần có một lộ trình rõ ràng, một kế hoạch cụ thể để đào tạo bài bản cho nhân viên, giúp nhân viên thích ứng và khai thác có hiệu quả những lợi ích của hệ thống về mọi mặt.

3/ Thách thức về chất lượng triển khai ERP:

Cần một công ty triển khai giỏi đủ hiểu rõ tình hình trong nước hay một công ty triển khai nước ngoài đủ kinh nghiệm và đủ tầm để đưa Trung Nguyên ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó có cần sự kiểm soát của bên thứ ba là công ty kiểm toán hay không, nếu có trình độ chuyên môn hay kinh nghiệm của công ty kiểm toán nào là đủ.

Xây dựng một đội ngũ chuyên môn P. Công Nghệ Thông Tin bao nhiêu là đủ để quản lý, vận hành cũng như có tầm nhìn để phát triển một hệ thống quản trị xuyên suốt trong toàn bộ công ty tốt nhất có thể.

Có lẽ bài toán chất lượng triển khai cũng cần được đem ra xem xét và có thể cũng tốn kém không ít chi phí của tổ chức, doanh nghiệp.

4/ Thách thức về áp lực cạnh tranh từ các thương hiệu lớn trong và ngoài nước: Hiện tại, Trung Nguyên Legend nằm trong số các chuỗi đồ uống hàng đầu Việt Nam về doanh thu, xếp sau Highlands Coffee, Phúc Long, Starbucks và The Coffee House. Doanh thu của công ty tăng trưởng đều qua các năm, đạt gần 360 tỷ đồng năm 2018.

Hình 3.2.: Doanh thu của 10 công ty sở hữu các thương hiệu chuỗi cà phê tại Việt Nam

Tuy có kết quả tăng trưởng tích cực như vậy nhưng doanh số của Trung Nguyên Legend chiếm thị phần khá thấp so với nhóm chuỗi cà phê top đầu, thị phần cao nhất do Highlands Coffee nắm giữ, thị phần của Phúc Long, Starbucks và The Coffee House là ngang ngửa nhau.

Tính đến hiện tại, hệ thống Highlands đang sở hữu số lượng quán nhiều nhất với 425 cửa hàng tại nhiều tỉnh thành. Starbucks có khoảng 62 cửa hàng, Trung Nguyên 78 cửa hàng, The Coffee House gần 180 cửa hàng, Phúc Long gần 80 cửa hàng…. Mặc dù vậy, các chuỗi vẫn liên tục mở rộng và hầu như không chuỗi nào có ý định dừng ở con số nhất định.

Không chỉ liên tục mở rộng quy mô, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành cũng liên tục tăng trưởng. Số liệu thống kê cho thấy doanh thu của hầu hết các chuỗi tăng đều giai đoạn.

Nguồn: cafef (2021)

Hình 3.3.: Doanh thu các chuỗi café lớn tại Việt Nam

Tính đến cuối năm 2019, với độ phủ dày đặc, Highlands đạt mức doanh thu 2.199 tỷ đồng, tăng trưởng 35% và bỏ xa các đối thủ còn lại, lợi nhuận sau thuế đạt 84 tỷ đồng. Lãi hàng chục tỷ còn có Starbucks với 52 tỷ lợi nhuận sau thuế trong năm 2019, doanh thu vào mức 783 tỷ đồng. Cùng thu về mức doanh thu khoảng 800 tỷ là chuỗi Phúc Long và The Coffee Houses, tuy nhiên tính đến cuối năm 2019 chuỗi The Coffee House ghi nhận thua lỗ ròng 81 tỷ đồng, Phúc Long có lãi 20 tỷ. Biên lợi nhuận gộp của Phúc Long khoảng 35%, Highlands Coffee khoảng 69%, The Coffee House hay Trung Nguyên đạt từ 65% - 70%.

Mặc dù doanh thu tương đối cao đạt 409 tỷ đồng năm 2019 nhưng lợi nhuận ròng thu được của Trung Nguyên Legend không hề ấn tượng. Đáng chú ý nhất trong năm 2019 khi tình hình kinh doanh đột biến, công ty báo lỗ tận 50 tỷ đồng, các năm trước cũng báo lỗ nhưng ít hơn.

Nguồn: cafef (2021)

Một phần của tài liệu Ứng dụng ERP trong việc quản lý hàng tồn kho của công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên (Trang 83 - 88)