Đối xử tối huệ quốc (Most favoured nation – MFN)

Một phần của tài liệu Cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng trong hiệp định CPTPP và những lưu ý đối với các ngân hàng TMCP của Việt Nam (Trang 42)

(1) Mỗi Bên phải dành cho

(a) Nhà đầu tư của Bên kia cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà mình dành cho các nhà đầu tư của Bên kia hoặc nhà đầu tư của Bên không tham gia hiệp định trong các hoàn cảnh tương tự;

(b) Các cơ quan tài chính của Bên kia cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà mình dành cho các tổ chức tài chính của Bên kia hoặc của Bên không tham gia hiệp định trong các hoàn cảnh tương tự;

(c) Các khoản đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên kia vào các cơ quan tài chính cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà mình dành cho các khoản đầu tư của nhà đầu tư thuộc Bên kia hoặc thuộc Bên không tham gia hiệp định vào các tổ chức tài chính trong các hoàn cảnh tương tự; và

(d) Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên kia cách thức đối xử không kém hơn cách thức đối xử mà mình dành cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính xuyên biên giới của Bên kia hoặc của Bên không tham gia hiệp định trong các hoàn cảnh tương tự.

(2) Nhằm giải thích rõ hơn, phương thức đối xử quy định tại khoản 1 không bao gồm các quy trình hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, cụ thể như các quy trình hay cơ chế nêu tại Điều 11.2.2(b) (Phạm vi áp dụng).

Tóm lại, nguyên tắc tối huệ quốc yêu cầu một bên không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư của các nước tham gia hiệp định và các nước không tham gia Hiệp định. Như vậy Việt Nam phải dành mức ưu đãi tương đương cho các nước trong và ngoài hiệp định CPTPP.

Một phần của tài liệu Cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng trong hiệp định CPTPP và những lưu ý đối với các ngân hàng TMCP của Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)