Fintech và ngân hàng

Một phần của tài liệu Cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng trong hiệp định CPTPP và những lưu ý đối với các ngân hàng TMCP của Việt Nam (Trang 62 - 64)

Hiện nay, cùng với xu thế chung trên toàn thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số hóa mạnh mẽ từ mô hình ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng số.

Fintech, một thuật ngữ được ghép từ hai chữ “Financial” và “Technology”, được sử dụng rộng rãi trong nhiều dịch vụ tài chính: gọi vốn trực tuyến, cho vay ngang hàng, thanh toán và chuyển tiền tự động, quản lý tài chính cá nhân, quản trị đầu tư, bảo hiểm, rủi ro,... Đây được xem là một trong những dịch vụ tài chính mới trên thị trường tài chính tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Fintech có vai trò quan trọng trong sự phát triển đối với dịch vụ tài chính ngân hàng, cụ thể: (1) Khơi thông nguồn vốn tù ác nhà đầu tư nhỏ lẻ, (2) Tăng tỷ lệ người dân tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, (3) Tạo cơ sở dữ liệu khách hàng, phục vụ cho sự phát triển sản phẩm tài chính mới.

Tại Việt Nam hiện nay, ứng dụng Fintech chủ yếu tập trung tại các dịch vụ như: (1) thanh toán, (2) cho vay ngang hàng, (3) quản lý tài chính cá nhân.

(1)Thanh toán

Vcash: một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, các khách hàng cá nhân có thể dễ dàng nạp tiền vào ví điện tử Vcash từ chính tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc kinh doanh, nạp tiền điện thoại, phân phối mã thẻ cũng như thanh toán thương mại điện tử ngay lập tức mà không phải tới các ATM hay các điểm giao dịch của ngân hàng. Khi không có nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi số Vcash còn lại trong ví về tài khoản tiền gửi tại ngân

hàng tức thì và rút tiền mặt tại bất cứ quầy giao dịch hoặc máy ATM nào một cách vô cùng tiện lợi và đơn giản.

Momo: là ví điện tử thanh toán được xem là thuộc top lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Ví điện tử MoMo là một ứng dụng trên Smartphone, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán một chạm (One Touch Payment) với hơn 100 dịch vụ tiện ích như: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, vé xem phim,...

Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có một số sản phẩm thanh toán khác được cung ứng bởi các công ty Fintech như Moca, Payoo, VinaPay,... (2)Cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng): với các sản phẩm như LoanVi,

Mobivi, Tima. Đây là hình thức vay tiền không thông qua các trung gian tài chính truyền thống như ngân hàng thương mại, các công ty tài chính,... mà thông qua các sàn giao dịch cho vay ngang hàng (Peer to Peer – P2P). Những ứng dụng này tạo ra cơ chế cho vay trực tiếp, thường là tín chấp, giúp người đi vay uy tín vay tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian hay nói cách khác, đây là phương thức kết nối người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến mới trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến.

(3)Quản lý tài chính cá nhân: Bankgo, Moneylover, đây là những sản phẩm thuộc lĩnh vực Fintech nhằm giúp khách hàng ra các quyết định liên quan đến việc quản lý tài chính cá nhân. Cụ thể, các ứng dụng này cung cấp thông tin tài chính, lãi suất, và các đặc tính của những sản phẩm như: vay mua nhà, vay mua xe ôtô hoặc vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm hiện đang được cung ứng bởi nhiều ngân hàng. Ngoài ra, các ứng dụng này còn cho phép khách hàng có thể cùng lúc so sánh một sản phẩm của nhiều nhà cung cấp khác nhau (ngân hàng) một cách hiệu quả và nhanh chóng. Sau khi có các thông tin so sánh, hệ thống sẽ đưa ra gợi ý giải pháp phù hợp nhất cho mỗi khách hàng, dựa trên các đặc điểm riêng biệt của từng khách hàng như: thu nhập, tài sản và nhu cầu.

Như trường hợp ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) gần đây đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Opportunity Network (ON) để cung cấp nền

tảng số cho việc kết nối doanh nghiệp là khách hàng của VietinBank với trên 15.000 doanh nghiệp ở 113 quốc gia là thành viên của ON, tạo ra cơ hội mở rộng thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước với các đối tác nước ngoài.

Trong khi đó, ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã phát triển mô hình ngân hàng số dựa trên sự hợp tác với đối tác chiến lược Viettel, hay như mô hình hợp tác giữa ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty M-Service trong thanh toán chuyển tiền,…

Một phần của tài liệu Cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng trong hiệp định CPTPP và những lưu ý đối với các ngân hàng TMCP của Việt Nam (Trang 62 - 64)