Giới thiệu chung về các NHTMCP của Việt Nam

Một phần của tài liệu Cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng trong hiệp định CPTPP và những lưu ý đối với các ngân hàng TMCP của Việt Nam (Trang 47 - 49)

2.1.1. Khái niệm

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng và sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế.

Ngành ngân hàng bắt đầu với sự trao đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng và những người cho vay nặng lãi. Mỗi quốc gia lưu hành một loại tiền riêng, để thuận tiện cho việc trao đổi mua bán hàng hóa và giao lưu giữa các quốc gia đã hình thành yêu cầu đúc và đổi tiền tại các cửa khẩu hoặc những nơi được cho là trung tâm thương mại. Các chủ cửa hàng vàng bạc vừa thực hiện chức năng đổi tiền, thanh toán hộ, vừa đúc tiền và những người cho vay nặng lãi cũng dần dần thực hiện cả việc đổi tiền và giữ tiền. Những hoạt động đó tạo tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng thuở sơ khai.

Khi đề cập đến khái niệm ngân hàng thương mại có rất nhiều ý kiến khác nhau tùy vào từng quốc gia. Tuy nhiên, tựu trung lại các khái niệm đều có điểm chung là dựa vào chức năng và phương thức hoạt động, chẳng hạn:

NHTM là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong hoạt động tiền tệ, nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền tệ. Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nền kinh tế.

Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng,

như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ,...

Ở Mỹ khái niệm ngân hàng được quy định là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp tài chính.

Ở Pháp hệ thống ngân hàng thương mại được quy định là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính.

Ở Thổ Nhĩ Kì quy định ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn được thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác.

Đối với Việt Nam ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận. Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH 12 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010.

Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể phân thành hai nhóm chính: Theo hình thức sở hữu và theo chiến lược kinh doanh:

(1)Theo hình thức sở hữu gồm: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng chi nhánh nước ngoài.

(2)Theo chiến lược kinh doanh: ngân hàng thương mại bán buôn, ngân hàng thương mại bán lẻ, ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ. Trong phạm vi bài luận này, tác giả sẽ tập trung phân tích về hoạt động kinh doanh của các NHTMCP tại Việt Nam với khái niệm sau: Ngân hàng thương mại cổ phần (Joint Stock Commercial Bank): Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần (Theo khoản 3, Điều 5 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày

16/07/2009 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại).

Trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cam kết về dịch vụ tài chính ngân hàng trong hiệp định CPTPP và những lưu ý đối với các ngân hàng TMCP của Việt Nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)