KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG BỨC XẠ NHIỆT VÀ NGHIỆM LẠI ĐỊNH LUẬT STEFAN BOLTZMANN
3.2. Đo suất nhiệt điện độn gE và điện trở Rt
a. Mắc lại mạch điện theo sơ đồ hình 8.4 (tháo bỏ điện trở 47Ω
khỏi mạch điện). V A Ω =47 R _ + _ + Đ E
Hình 8.3: Sơ đồ mạch điện đo điện trở RP
của dây tóc đèn (Đ)
b. Đặt volt kế (V) ở vị trí 20V của thang đo DCV và đặt ampere kế (A) ở vị trí 10A hoặc 20A của thang đo DCA.
c. Kiểm tra đầu nối của cảm biến nhiệt điện (NĐ) vào ổ (C) của volt kế điện tử (mV).
d. Cắm phích lấy điện của volt kế điện tử (mV) vào nguồn xoay chiều 220V. Bấm khóa K trên mặt máy, đèn LED phát sáng, báo hiệu volt kế điện tử (mV) đã sẵn sàng hoạt động.
e. Vặn núm biến trở Rf của nó về vị trí tận cùng bên trái. Điều chỉnh núm quy "0" của volt kế điện tử (mV) để kim chỉ thị chỉ đúng số 0 trên mặt thang đo của nó. Chú ý: Giữ nguyên vị trí này của núm quy "0" trong suốt quá trình làm thí nghiệm.
f. Cắm phích điện cho đèn (Đ). Đặt trục hình trụ của dây tóc đèn (Đ) hướng vuông góc với trục của giá quang học (G). Đặt cảm biến nhiệt điện (NĐ) trong ống che sáng (F) ở cùng độ cao với dây tóc đèn (Đ) và cách đèn (Đ) khoảng 10cm.
g. Bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E), đèn LED phát sáng, báo hiệu bộ nguồn (E) đã sẵn sàng hoạt động. Vặn núm xoay (N) của nguồn (E) một hiệu điện thế Unguồn = 6V.
h. Đặt ống che sáng (F) của cảm biến nhiệt điện (NĐ) sát đèn, điều chỉnh biến trở Rf trên volt kế điện tử để suất nhiệt điện động E đạt giá trị cực đại (giá trị E có thể nằm trong khoảng 80%-90% giá trị thang đo). Giữ nguyên giá trị Rf trong suốt quá trình đo tiếp theo.
i. Ghi vào bảng số liệu 2 giá trị hiệu điện thế trên volt kế (V), cường độ dòng điện I trên ampere kế (A) chạy qua dây tóc đèn (Đ) và giá trị cực đại E của suất nhiệt điện động tương ứng với giá trị hiệu điện thế Unguồn = 6V.
j. Vặn núm xoay (N) của bộ nguồn (E) để giảm dần hiệu điện thế nguồn từ 6V đến 1V, mỗi lần giảm 1V. Đọc và ghi vào bảng số liệu 2 các giá trị tương ứng trong mỗi lần đo của hiệu điện thế giữa hai đầu đèn (Đ), của cường độ dòng điện I chạy qua đèn (Đ) và giá trị của suất nhiệt điện động E
A _ + V _1 +1 Đ EA
Hình 8.4: Đo suất nhiệt điện động E và điện trở RtG
k. Khi làm xong thí nghiệm, vặn núm điều chỉnh hiệu điện thế nguồn về 0, bấm khóa K1 trên mặt bộ nguồn (E) để tắt điện của bộ nguồn (E) trước, sau đó mới tắt điện của các đồng hồ volt kế hiện số (V) và ampere kế hiện số (A). Bấm khóa K trên mặt volt kế điện tử (mV). Rút các phích cắm của nguồn (E) và volt kế điện tử (mV) ra khỏi nguồn điện xoay chiều 220V. Sắp xếp gọn gàng các dụng cụ thí nghiệm. 4. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ 4.1. Bảng số liệu 1 Nhiệt độ phòng thí nghiệm: I ( A) U (mV) RP (Ω) 50 100 Giá trị trung bình
a. Tính RPtheo công thức (8.14) cho mỗi lần đo, rồi ghi vào bảng số liệu 1, sau đó tính giá trị trung bình R P của nó.
b. Tính giá trị trung bình của điện trở dây tóc đèn R theo công o thức (8.13).